PNO - Ông bà khác thế hệ, khác tư duy và thói quen; chưa kể nhiều ông bà thương cháu hơn thương con, việc chiều chuộng cũng dễ khiến cháu hư.
Tôi lên chức bà ngoại sáu tháng nay. Cảm giác làm bà, khỏi phải nói là hạnh phúc và sung sướng đến chừng nào. Nhưng dù thương cháu nhiều đến mấy, tôi tuyên bố thẳng thừng với vợ chồng con gái là mẹ chỉ bế bồng cho thỏa cơn ghiền, mẹ có thể giữ cháu để các con đi chơi, chứ không giữ cháu cho các con đi làm.
![]() |
Ảnh mang tính minh họa - Tirachardz |
Tôi nghĩ, cha mẹ dù có bận rộn cỡ nào cũng phải lên kế hoạch nuôi con. Gửi con cho ông bà chỉ trong những trường hợp đặc biệt, ví dụ những ngày cha mẹ đi công tác, đi chơi với bạn bè. Tôi “bấm nhỏ” cho con gái: Phụ nữ không nên tối mặt với con cái, mà tranh thủ thời gian vui chơi với bạn bè, đó là cách thư giãn để tái tạo năng lượng, chăm sóc gia đình. Nên nếu muốn đi chơi, thì cứ gửi con sang bên mẹ. Tôi không phải bà ngoại lười biếng, không thương con cháu, nhưng con cái một khi đã lập gia đình, là phải lập kế hoạch nuôi con, mới thể hiện trách nhiệm làm cha mẹ.
Bạn tôi làm bà ngoại ở tuổi 47. Bạn bảo bạn rảnh rỗi nên nhận giữ cháu ngoại để các con bạn yên tâm đi làm, vì không ai giữ cháu tốt như ông bà, các con lại tiết kiệm được một khoản chi phí. Bạn giữ cháu nên ít thời gian ra ngoài với bạn bè như trước. Nhìn bạn, ai cũng nói là... bà ngoại bỉm sữa, bận rộn và có phần lôi thôi. Có mẹ giữ cháu, con rể, con gái ỷ lại, mạnh đứa nào đứa nấy vi vu sau giờ làm, đi chơi, đi nhậu, rồi con rể có bồ, vợ chồng ly hôn khi con vừa tròn hai tuổi.
Bạn hối hận: “Cứ tưởng giữ cháu là tạo điều kiện cho con cái làm ăn, nào ngờ, con cái không ở cùng cha mẹ, cả hai phía sẽ ít có sự gắn bó, tình yêu và trách nhiệm giữa con và cha mẹ vơi dần...”.
Bạn là người thương cháu vô điều kiện, sẵn sàng dẹp bỏ mọi riêng tư để chăm sóc cháu ngoại. Tiếc là bạn thừa tình thương với cháu, nhưng thiếu kỹ năng chăm sóc trẻ. Đứa cháu hơi còi, hay ốm, một tháng đôi ba lần ra vô bệnh viện, bác sĩ dinh dưỡng đề nghị bạn thay đổi cách nấu ăn, thay đổi thực đơn và cả cách cho trẻ ăn, không ép trẻ ăn tới mức trẻ sợ ăn, khóc lóc, nôn ói như bạn kể.
![]() |
Ảnh mang tính minh họa - Lifestylememory |
Có người nói làm cha mẹ mà không chăm sóc, dạy dỗ con, phó thác con cho ông bà, là những người thiếu trách nhiệm. Ông bà mà nhận giữ cháu, đôi khi gián tiếp làm hư con cháu. Tôi thấy lời nhận xét này không sai. Dù biết rằng còn tùy thuộc hoàn cảnh, nhưng khi lên kế hoạch sinh con, các cặp vợ chồng đã phải lường trước những vất vả, tốt nhất là con mình mình nuôi. Chính cha mẹ mới là người chăm con toàn diện nhất, trao cho con một cơ thể khỏe mạnh, một tinh thần tươi vui.
Ông bà khác thế hệ, khác tư duy và thói quen; chưa kể nhiều ông bà thương cháu hơn thương con, việc chiều chuộng cũng dễ khiến cháu hư.
Con gái bạn tôi sau khi ly hôn thì dọn về sống với bạn. Tôi khuyên bạn nên đưa cháu ngoại tới trường mầm non thay vì để bà nuôi cho “đảm bảo”, đồng thời “trả” con lại cho mẹ nó. Nếu bạn giữ quan điểm ông bà phải chăm cháu, là vô tình cướp đi quyền làm mẹ, cướp đi quyền lợi và trách nhiệm của một người mẹ. Trẻ con lớn lên trong vòng tay cha mẹ, hẳn sẽ “tròn trịa” hơn lớn lên trong vòng tay ông bà.
Ái Nghĩa
Chia sẻ bài viết: |
Ba không bao giờ nói nhiều về tình yêu thương nhưng mỗi hành động của ông đều là minh chứng.
Hồi đó, nhận một lá thư viết tay là cả một trời cảm xúc mà ai có trải qua một lần thì cả đời không quên.
Việc nhờ người thân, hàng xóm, đồng nghiệp... trông giữ con giúp mình cũng có thể tạo ra những kẽ hở, vô tình “giao trứng cho ác”.
Nhìn đôi mắt ngoại hấp háy cùng dáng người thong dong, tôi biết cánh đồng hoa đam mê trong tim ngoại đang nở rộ, không quan trọng tuổi tác, thời gian.
Bình đẳng giới và bình dân học vụ thời nay có lẽ không ồn ào như thời trước, nhưng sâu sắc và bền vững hơn.
Có em bé 3 tuổi, nói bập bẹ với chú công an. Có cô bé 13 - 14 tuổi sợ hãi khi nghe nhắc đến bố dượng...
Talk show Kê lại chỗ lệch trong hôn nhân đã mang đến cuộc trao đổi mở, thẳng thắn về những góc khuất trong đời sống vợ chồng.
Mùa hè đã gõ cửa vài tuần, mạng xã hội vẫn tiếp tục những chuyện dở khóc dở cười của các bậc phụ huynh tóc bạc khi "tiếp quản khối nghỉ hè”.
Canh nấu với trái điều là món ăn giản đơn nhưng chứa đựng biết bao ân tình.
Bàng hoàng khi nghe tin 1 bé gái 3 tháng tuổi bị xâm hại, tôi lập tức tìm đọc thông tin và sự thật đã đẩy nỗi phẫn nộ đến tột cùng.
Trẻ tuổi teen dễ tổn thương và nổi quạu khi bị đùa cợt về chủ đề nhạy cảm như cái chết, bệnh tật, ngoại hình, chuyện tình cảm của con...
Một bé gái chỉ mới 3 tháng tuổi, vẫn là trẻ sơ sinh, bị chính người thân xâm hại. Thông tin khiến cộng đồng choáng váng, phẫn nộ.
“Không có sự "kê" nào là dễ dàng mà phải nỗ lực "nhấc" cái tôi lên, "chèn" vào đó những điểm còn thiếu.
Trà khô của cố đâu chỉ là thức uống. Gói ghém trong từng ngụm trà là kỷ niệm, là tình quê chan chứa, là nghĩa láng giềng đầm ấm chân phương.
Nhiều phụ nữ chọn già đi cùng sự tổn thương khi duy trì cuộc hôn nhân bên cạnh người bạn đời mà họ xem thường hoặc ghét cay ghét đắng.
Trên cung đường những giải chạy bộ xuất hiện một “vận động viên đặc biệt”: Em mới hơn 9 tháng tuổi, nhưng có kinh nghiệm… gần 1 năm chạy bộ.
Nhắc đến hè, ai cũng nghĩ về những chuyến đi chơi xa. Vậy nhưng mùa hè của trẻ vẫn có thể vui và bổ ích ngay cả khi ở nhà.
Khoảng trống mênh mông ba má bỏ lại, mấy chị em cố lấp cho đầy, cố choàng về phía nhau, làm tròn trịa 2 tiếng "gia đình"