Là bố mẹ, không nói những điều này nếu không muốn con vô cảm!

17/06/2016 - 13:41

PNO - Để con không vô cảm, dửng dưng với mọi thứ xung quanh, là bố mẹ, bạn tuyệt đối không được nói với con những lời đầy tổn thương tâm hồn con trẻ.

Nuôi dạy con cái luôn là một nhiệm vụ không bao giờ quá dễ dàng. Để con không vô cảm, dửng dưng với mọi thứ xung quanh, là bố mẹ, bạn tuyệt đối không được nói với con những lời đầy tổn thương tâm hồn con trẻ.

Muốn con phát triển toàn diện và có tâm lý thăng bằng, dù là những lúc nóng giận nhất bạn cũng đừng cả giận mất khôn mà nói với con những điều sau. Bởi rất có thể khi thốt ra những lời nói thiếu suy nghĩ này, bạn sẽ phải trả giá. Càng trầm trọng hơn nếu bạn không nhận ra và cứ duy trì chúng trong 1 thời gian dài.

La bo me, khong noi nhung dieu nay neu khong muon con vo cam!
 

Không được khóc, hãy nín ngay

Khi con khóc, nhiều cha mẹ Việt thường dỗ con rằng: Không được khoc, hãy nín ngay, con đâu còn nhỏ nữa hoặc có việc gì phải lo sợ đâu...

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tâm lý lại cho rằng, con trẻ khóc thường theo bản năng chứ không phải khi buồn thì khóc. Chúng thường khóc vì cảm thấy không an toàn, sợ hãi hoặc không thể diễn tả cảm xúc bằng lời.

Do đó, cha mẹ không nên cấm kỵ con, không nên nói những điều trên vì lâu dần sẽ không tốt cho trẻ. Con bạn sẽ có thể bị ức chế cảm xúc và bị dồn nén cảm xúc mà dần trở nên chai sạn đi đấy.

Giải pháp:

Luôn ở bên con chia sẻ, động viên, giải thích cho con hiểu. Nếu có thể hãy dạy con cách chế ngự cảm xúc, bày tỏ cảm xúc bằng lời nói cũng như cách ứng phó khi có chuyện không vui.

Đừng làm phiền mẹ/bố

Rất có thể nhiều phụ huynh chỉ nói câu này trong vô thức khi đang bận rộn mà bị con làm phiền. Nhưng con bạn lại không nghĩ vậy, chúng nghĩ, bố mẹ không muốn trò chuyện với chúng. Vì thế chúng sẽ giữ 1 khoảng cách nào đó với bạn.

Lâu dần, chúng sẽ không còn gần gũi cũng như thổ lộ với bạn bất cứ điều gì mà cứ một mình sống trong thế giới riêng của chúng.

La bo me, khong noi nhung dieu nay neu khong muon con vo cam!
 

Giải pháp:

Làm bạn và nhớ dành thời gian chơi đùa với con. Nếu như bạn quá bận rộn cũng phải chú ý có khoảng thời gian chơi với con trẻ.

Tại sao con không giống bạn V, bạn B?

Tâm lý của cha mẹ luôn so sánh con với người này người khác, nhất là khi con không bằng những người mà bạn nhắc đến. Nhưng việc so sánh khập khiễng này lại vô cùng tai hại với con và cực phản tác dụng.

Mỗi đứa trẻ là chính nó và không giống với bất cứ bản sao nào. Do đó, hãy luôn để con được là chính mình. Đừng tạo áp lực cho con nếu không muốn con trở thành bản sao của người khác.

Giải pháp:

Luôn khuyến khích trẻ thể hiện bản thân. Nếu con có những điều chưa tốt, hãy giải thích để con thay đổi và hoàn thiện bản thân.

Con đừng làm vậy nếu không muốn bị chửi và ăn đòn!

Nhiều cha mẹ thường tỏ rõ uy quyền của mình khi thường xuyên nói với con những điều này. Họ nghĩ sẽ răn đe và đe dọa được con cũng như dạy bảo con. Nhưng làm như vậy con sẽ trở nên lì lợm, nhờn với lời chửi mắng và cả đòn roi.

Giải pháp:

Thay vì la mắng và cho ăn đòn, cha mẹ nên áp dụng những hình thức dạy con nhẹ nhàng bằng lời khuyên nhủ, chia sẻ sẽ có tác dụng thay đổi con hơn nhiều.

La bo me, khong noi nhung dieu nay neu khong muon con vo cam!
 

“Ôi con của mẹ giỏi quá”

Tất nhiên trong quá trình nuôi dạy con không thể thiếu được những lời khen gợi con nhằm khích lệ. Song nếu quá lạm dụng lời khen ngợi con thì cũng phản tác dụng. Con tự cao tự đại nghĩ rằng đã giỏi giang nên chủ quan.

Giải pháp:

Chỉ khen con khi con thực sự nỗ lực và xứng đáng được khen ngợi để con biết phấn đấu và hoàn thiện chính mình.

Phương Thanh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI