"Thần chú" khiến trẻ ngừng ăn vạ ngay lập tức

15/04/2016 - 20:00

PNO - Chiêu ăn vạ của con luôn là nỗi sợ hãi đối với hầu hết cha mẹ, nhất là khi điều đó xảy ra ở nơi công cộng.

Những lúc này bố mẹ nên làm gì? Hãy thử tham khảo những bí quyết hiệu quả dưới đây.

Trẻ khóc lóc và vòi vĩnh luôn là nỗi ám ảnh với rất nhiều bậc cha mẹ. Những lúc thế này không chỉ có thể khiến bố mẹ bực mình mà còn đau đầu không biết mình nên xử sự thế nào cho đúng.

Có thể thấy rằng, nhiều ông bố bà mẹ chọn cách đáp ứng với những đòi hỏi của con để dập tắt thói mè nheo đáng xấu hổ của con cái, nhất là ở nơi công cộng. Nhưng đây thực ra là điều không nên làm chút nào vì bố mẹ nên biết rằng chấp thuận mặc cả với con cái là chấp thuận việc có thể sử dụng vật chất để xoa dịu cho những cảm xúc, trạng thái tiêu cực.

Con khóc lóc và vòi vĩnh luôn là nỗi ám ảnh của mọi ông bố bà mẹ.

Vì thế, bố mẹ nên chọn cách từ chối những vòi vĩnh của con, nhưng phải thật khéo léo và tinh tế. Và một khi đã nói “không“ với con, hãy giữ vững lập trường. Nếu bạn thay đổi, đứa trẻ sẽ hiểu rằng, bạn có thể bị hạ gục dễ dàng bởi những “chiêu trò“ của chúng. Dưới đây sẽ bật mí 5 mẫu câu kì diệu sẽ làm trẻ ngừng khóc và vòi vĩnh ngay tức khắc.

1. “Con đã hỏi và Mẹ đã trả lời.”

Trẻ: “Mẹ ơi, con có thể mua cái này không?”
Mẹ: “Không được con yêu ạ”
Trẻ: “Nhưng con chưa có cái nào như thế này cả”
Mẹ: “Con đã hỏi và Mẹ đã trả lời
Trẻ: “Mẹ chẳng bao giờ mua cho con thứ gì cả”
Mẹ: “Con đã hỏi và Mẹ đã trả lời.”

Nếu trẻ cứ tiếp tục đòi hỏi, bạn cứ trở thành một con robot và lặp đi lặp lại bảy chữ ma thuật trên đến khi nào trẻ đầu hàng. Hãy kiên định cho đến khi trẻ chịu thua.

2. “Chúng ta đã thảo luận xong.”

Trẻ: “Mẹ ơi, có thể cho phép bạn Ashlyn ở lại đêm nay không?”
Mẹ: “Không, bạn ấy đã ở lại đây tuần trước rồi”
Trẻ: “Làm ơn mà mẹ”
Mẹ: “Chúng ta sẽ không bàn lại vấn đề này nữa”
Trẻ: “Nhưng mà…”

Sau đó, hãy không nói thêm bất cứ câu nào mà chỉ dùng hành động để cho con bạn thấy bạn nhất quyết không thay đổi quyết định. Mỉm cười nhẹ nhàng, khẽ lắc đầu, thể hiện ánh mắt cương quyết nhất có thể, và rồi đi chỗ khác.

3. “Chuyện này chỉ bàn tới đây thôi”

Trẻ: “Con có thể đạp xe không mẹ?”
Mẹ: “Không được, ngoài trời đang mưa mà con.”
Trẻ: “Nhưng con sẽ mặc áo mưa và sẽ chỉ bị ướt tí xíu thôi.”
Mẹ: “Chuyện này chỉ bàn tới đây thôi.”
Trẻ: “Đi mà mẹ.”
Mẹ: “Con đã hỏi và mẹ đã trả lời.”

Hãy lại trở thành một người máy. Nên nhớ rằng, bạn là sắt đá, không dễ gì lay chuyển.

4. “Đừng nhắc lại vấn đề này nữa”

Trẻ: “Con muốn đôi giày này.”
Mẹ: “Không được con ạ, chúng quá đắt”
Trẻ: “Nhưng con không thích đôi nào khác.”
Mẹ: “Con đã chọn một đôi trong giỏ hàng rồi. Chuyện này đến đây là xong. Đừng nhắc lại vấn đề này nữa.”
Trẻ: “Con chỉ cần đôi kia thôi.”
Mẹ: “Con lại nhắc lại rồi. Tối nay con sẽ không được ăn món tráng miệng.”

Tất nhiên, con bạn sẽ phản ứng với câu này bằng cách khóc nhiều hơn nhưng hãy nhớ: để con bạn hiểu những điều bạn nói là một cuộc đua đường dài, không phải cự ly ngắn.

5. “Đã quyết định xong. Nếu con còn hỏi lại lần nữa, chắc chắn sẽ chịu hình phạt”

Trẻ: “Con có thể dùng iPad không ạ?”
Mẹ: “Không, con biết rằng con không được phép sử dụng đồ công nghệ khi đang ăn.”
Trẻ: “Nhưng con sẽ không làm rơi thức ăn vào iPad đâu.”
Mẹ: “Mẹ đã quyết định rồi. Nếu con còn đòi hỏi nữa, sẽ có hình phạt đấy.”
Trẻ: “Nhưng con hứa mà!”
Mẹ: “Mẹ đã bảo con là đừng có nhắc lại vấn đề. Nếu không, con sẽ không được dùng iPad cho tới hết ngày.”

Hãy để con biết rằng nếu tiếp tục ăn vạ con sẽ nhận được hình phạt.

Chuẩn bị tinh thần cho vài cơn giận dữ, khóc lóc, mè nheo cho đến khi con bạn học được rằng bạn sẽ vẫn giữ nguyên quyết định.

Đây là cách bạn sẽ nhận được sự tôn trọng của trẻ và thiết lập mối quan hệ mà trẻ đồng ý với những quyết định của bạn ngay từ đầu.

Nguyễn Phương (Nguồn: popsugar)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI