Cả nhà vượt khó

12/06/2021 - 18:27

PNO - Cùng cố gắng, bình tâm và lạc quan, cả nhà hoàn toàn có thể cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn này một cách nhẹ nhàng.

“Nghỉ hè rồi, giờ con làm gì hả mẹ?”, cậu bé hỏi, bà mẹ đành chọn cách… làm thinh, vì biết nói gì đây. Những dự định từ lâu lắc đã bàn với nhau, về một mùa hè rực nắng, ở Hà Nội, ở Phú Quốc, ở miền Tây rợp cây trái… giờ thành xa lắm. 

Bắt đầu những ngày mẹ con “đối mặt” với nhau trong căn nhà phố, may mà không quá mức chật hẹp. Đủ để dư ra một cái ban công be bé, đặt vài thùng xốp nhỏ. Mẹ dạy con trồng rau mầm, vừa để tạo “công ăn việc làm” cho lũ nhóc, vừa có rau sạch cải thiện bữa cơm.

Hai con mèo tên Vàng và Vằn trở thành “đồ chơi” chính, khi được mang ra huấn luyện, kèm theo cả trang trí, làm đẹp bằng nơ bằng áo. Chị Hai khéo tay nên hai bé mèo tha hồ mà điệu, lại thêm “cậu Chua” vốn yêu động vật nên cũng mỗi ngày đỡ nhàm chán hẳn.

Ảnh mang tính minh họa. SHUTTERSTOCK
Ảnh mang tính minh họa. SHUTTERSTOCK

Những bữa sáng bây giờ tự làm thay vì mua quà sáng. Mẹ dạy em Chua cách nấu mấy món đơn giản nhất, như luộc trứng, chiên trứng, úp mì. Đeo khẩu trang đi mua bún hay bánh ướt cho cả nhà.

Ba giảng giải với em Chua lý do vì sao nam giới cũng cần phải vào bếp: “Để ít ra mình vẫn có thể tự lo cho bản thân no đủ”. Em Chua gật gù ra điều đã hiểu…

Gia đình quyết định không thuê người đến dọn dẹp theo giờ nữa. Nhân sự chính, là hai đứa nhóc được “thuê” làm việc nhà. Một danh sách chi tiết được viết lên bảng. Giặt đồ 5 ngàn, phơi đồ 10 ngàn, quét nhà 10 ngàn, rửa chén 15 ngàn, lau nhà 20 ngàn, tắt đèn 5 ngàn, cắm cơm 5 ngàn… Ai muốn “kiếm tiền” thì cứ việc lăn xả ra mà làm lụng.

Dù nhiều khi con làm xong, ba mẹ phải “sửa” lại, còn mất nhiều thời gian hơn, nhưng không sao, miễn là bọn nhóc hào hứng tham gia, có vận động và trải nghiệm, là tốt rồi.

Chị Hai khéo tay hơn, nên thi thoảng trổ tài nặn bánh bao, chiên bánh rán, làm bò lúc lắc khoai tây. “Khách hàng thân thiết” thường xuyên cầm dĩa đứng chờ, chính là em Chua đang tuổi ăn tuổi lớn. Ở nhà thế mà vui.

Mẹ gọi siêu thị giao thêm đến nhà ít bột đường bơ sữa, coi như đầu tư cho con “luyện tay nghề”. Hai đứa trẻ tíu tít trong bếp cùng hai con mèo, trò chuyện với nhau, theo kiểu: “Lớn lên em sẽ làm đầu bếp”. Đứa còn lại tuyên bố: “Học thú y vui hơn nhiều”. Ông bố đang tranh thủ sửa lại cái vòi nước, nghe lén được các ước mơ, chỉ biết tủm tỉm cười.

Mùa này, đọc sách và coi phim tại gia, tiết mục ấy tất nhiên không thể thiếu. Mẹ lên mạng, tìm xem các phim “bom tấn” dành cho trẻ là gì. Phải có tính giáo dục, nuôi dưỡng tâm hồn, tăng thêm hiểu biết, chứ chẳng dễ dàng gì qua được chuẩn kiểm soát của mẹ.

Cả nhà chọn giờ tốt để cùng xem. Tuy không có bắp rang và nước ngọt như ở rạp, bù lại được phục vụ các loại hạt đậu mẹ rang thơm lừng, thêm nước uống gừng sả đường phèn do chị Hai mày mò tự nấu. Hóa ra mùa giãn cách vì Covid-19 lại vui, đúng với nghĩa sum vầy.

Hết một bộ phim hay được ít trang sách, mẹ lại hỏi thăm con cảm thấy thế nào. Nhận xét ra sao, ai tốt ai xấu, mình rút ra bài học kinh nghiệm gì. Những điều tưởng vụn vặt ấy, đã lâu lắm ba mẹ không thể cùng hòa vào cảm xúc khóc cười với con như này.

“Nói chuyện” hóa ra cũng rất hay. Cả nhà hiểu nhau hơn, gắn kết hơn, những điều lâu nay vì bận bịu mà “đôi bên” ít có cơ hội tỏ tường. Con biết thêm về nỗi vất vả của ba mẹ, ngược lại ba mẹ cũng thấy mình bớt “già” đi khi nghe tâm tư của hai đứa nhóc đang thời ẩm ương khó gần.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Vài hoạt động thể thao trong nhà cũng được tận dụng, ví như tâng bóng, hoặc chơi cờ vua. Chị Hai bày cho em cách vẽ tranh, pha màu. Thằng nhóc đáp lễ bằng câu nói “đá cầu dễ lắm, chị Hai xem đây nè…”.

Mẹ thi thoảng đi làm, mang theo cơm. Ba cũng vậy. Những phần thức ăn có sự góp sức của hai đứa con bình thường vốn vụng và lười, nay được mẹ khen tới tấp lẫn động viên, hướng dẫn, nên giỏi giang ra.

Con trai nhỏ “chốt kèo” đấm lưng, bóp vai cho mẹ, nhận tiền bo là 20 ngàn đồng tiền công cho mỗi lần. Cậu nhóc than một câu nghe thương đứt ruột: “Hóa ra kiếm tiền cũng mỏi tay ghê!”.

Mùa dịch, ba mẹ không dành nhiều thời gian cho công việc, tuy có những áp lực mưu sinh, nhưng bù lại, chỉ bảo, quan tâm con được nhiều thứ. Cùng cố gắng, bình tâm và lạc quan, cả nhà hoàn toàn có thể cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn này một cách nhẹ nhàng. 

Hải Yến 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Mặn từng con chữ

    Mặn từng con chữ

    12-09-2024 06:09

    20 năm gắn với tụi nhỏ, mắt tôi thấm mặn không biết bao lần trước những trang đời bất hạnh. Không hoàn cảnh nào giống hoàn cảnh nào.

  • Cú lừa giữa tang thương

    Cú lừa giữa tang thương

    11-09-2024 22:25

    Hàng triệu người nghẹn ngào với hình ảnh người chồng đẩy vợ con trong chiếc thau, cùng vượt lũ. Nhưng hóa ra đây là ảnh được dựng để câu view.

  • Khi đàn ông cũng không dám ly hôn

    Khi đàn ông cũng không dám ly hôn

    11-09-2024 18:28

    Hàng chục lần tôi tha thứ, bỏ qua, vợ vẫn chứng nào tật đó. Tôi giận thì vợ bồng con bỏ đi...

  • Ngọn đuốc không tắt

    Ngọn đuốc không tắt

    11-09-2024 11:38

    Hai tiếng “đồng bào” của dân ta cứ sáng lòa trong tai ương, như ngọn đuốc chưa bao giờ và sẽ chẳng bao giờ tắt.

  • Dạy con điều gì từ tin tức thiên tai?

    Dạy con điều gì từ tin tức thiên tai?

    11-09-2024 08:31

    Hãy dạy con không phân biệt giàu nghèo, giai cấp, vùng miền... Bởi đứng trước thảm họa, tất cả chúng ta đều là những sinh linh nhỏ bé, mong manh.

  • Mẹ ơi con muốn làm việc

    Mẹ ơi con muốn làm việc

    11-09-2024 06:15

    Chị nhận ra rằng, không nên quá lo sợ mà cấm trẻ tiếp xúc với tiền bạc từ sớm. Trái lại, cần dạy con biết giá trị của đồng tiền.

  • Hôn nhân không có “sóng gió” to tát

    Hôn nhân không có “sóng gió” to tát

    10-09-2024 18:21

    Tôi cần đối diện với chính mình trước, xem chúng tôi đã rẽ 2 hướng khác nhau từ thời điểm nào, hay mâu thuẫn gì?

  • Tâm sự với con trẻ về công việc

    Tâm sự với con trẻ về công việc

    10-09-2024 15:46

    Thường xuyên trò chuyện với con về công việc không chỉ là một cách chia sẻ kiến thức mà còn là sợi dây gắn kết giữa cha mẹ và con cái.

  • Chỉ đường cho hươu...: Dọn “cỏ” hay… có sao để vậy?

    Chỉ đường cho hươu...: Dọn “cỏ” hay… có sao để vậy?

    10-09-2024 11:21

    Mỗi lần con thay sang đồ bơi là các bạn cười khúc khích và nhắc con phải chịu khó triệt lông gọn gàng vùng đó cho khô thoáng.

  • Bà cụ U100 vẫn minh mẫn nhờ luôn tay vận động

    Bà cụ U100 vẫn minh mẫn nhờ luôn tay vận động

    10-09-2024 06:12

    Bí quyết để có sức khỏe và niềm vui của bà rất đơn giản: luôn luôn siêng năng vận động - từ thời còn trẻ cho đến tận lúc già.

  • Tan hoang những cánh đồng mùa bão

    Tan hoang những cánh đồng mùa bão

    09-09-2024 15:34

    Những cái cây bật rễ trong vườn cũng được vực dậy, hi vọng bộ rễ sẽ ôm chặt lấy đất vườn rồi đứng lên mà già đi cùng trẻ con, người lớn...

  • Con thương cha mẹ thật nhiều

    Con thương cha mẹ thật nhiều

    09-09-2024 15:00

    Bác sĩ chẩn đoán là cột sống của tôi có 1 chấm nhỏ giống như khối u, nhưng cha tôi cứ dửng dưng không thấy lo lắng gì.

  • Màn kịch hạnh phúc

    Màn kịch hạnh phúc

    09-09-2024 06:49

    Những chuỗi ngày liên tiếp như thế trôi qua. Càng ngày tôi càng trở thành một con người lạnh lùng, cô độc và chỉ muốn bứt phá, nổi loạn.

  • Do sách bây giờ đọc rất... khó vào

    Do sách bây giờ đọc rất... khó vào

    08-09-2024 12:18

    Muốn vực dậy văn hoá đọc cần sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội. Việc ấy cần làm ngay kẻo quá muộn!

  • Tiếng rao thánh thót một đời

    Tiếng rao thánh thót một đời

    08-09-2024 06:21

    Sau này khi lớn lên và hiểu rõ hơn về từng ngành nghề, tôi lại thấy trân quý công việc của má.

  • Giá như ba mẹ dám sống khác…

    Giá như ba mẹ dám sống khác…

    07-09-2024 15:01

    Trong thẳm sâu, sự nuối tiếc về một phần cuộc đời lẽ ra đã có thể rất vui vẻ, hạnh phúc vẫn luôn ám ảnh anh.

  • Cháu tôi sợ đến lớp

    Cháu tôi sợ đến lớp

    07-09-2024 10:00

    Theo các chuyên gia tâm lý, chính sự quá ỷ lại vào ba mẹ góp phần khiến trẻ sợ đến lớp và khó hòa nhập trong môi trường cần tính kỷ luật.

  • Dạy con không nước mắt: Dạy sao?

    Dạy con không nước mắt: Dạy sao?

    07-09-2024 06:14

    Nhiều gia đình quan tâm và thực hành xu hướng giáo dục không nước mắt, không đòn roi. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng áp dụng đúng cách.