PNO - Trong hoàn cảnh khó khăn chúng tôi tìm cho mình niềm vui, hạnh phúc từ những điều bình thường, giản dị. Chúng tôi có niềm vui trong công việc, tình yêu thương, sự quan tâm chia sẻ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, niềm vui khi giúp đỡ người khác.
Tôi là người lao động nghèo sống ở một khu nhà trọ. Vợ chồng tôi làm nghề may gia công, may công đoạn cho một tổ nhận hàng gia công khác.
Việc may gia công không kiếm được bao nhiêu, lại còn phải qua trung gian nên số tiền nhận được càng "teo tóp".
Dù hết sức cố gắng, chúng tôi vẫn không thể thoát khỏi cái khó. Cuộc sống luôn đầy áp lực, đầu tắt mặt tối, vợ chồng làm việc suốt ngày mà không thể "thoát nghèo".
![]() |
Chúng tôi làm việc vất vả cả ngày vẫn không thể "thoát nghèo"- Ảnh minh họa |
Không có nhà, chúng tôi phải ở phòng trọ, chồng tôi mang nhiều bệnh và không có thu nhập ổn định, con gái sắp vào cấp III (cháu đang chờ thi tuyển vào lớp 10). Những điều này khiến không ít người nghĩ gia đình tôi sẽ phát sinh nhiều vấn đề, như thường xuyên gây gổ, bất hòa, chán nản, vợ hoặc chồng sa ngã, đổ đốn, con cái hư hỏng, bỏ học...
Tôi đã chứng kiến quanh mình nhiều gia đình luôn xung đột, gây gổ, người thân xem nhau như kẻ thù... bởi quá nhiều áp lực đến từ những căng thẳng, buồn phiền, do hoàn cảnh ngặt nghèo. Gia đình tôi cũng nghèo, cũng gặp vô vàn khó khăn, nhưng may mắn đã tránh được tình trạng đó.
Để cải thiện cuộc sống, để gia đình êm ấm thuận hòa, vợ chồng chúng tôi luôn nỗ lực phấn đấu, làm hết sức mình những gì mình có thể. Chúng tôi cũng không vì lý do mình chưa bằng bạn bè và những người xung quanh mà buồn lòng. Trái lại, luôn vui vẻ chấp nhận và trân trọng thành quả lao động của mình.
Tôi nghĩ gia đình hòa thuận, vợ chồng con cái đồng sức đồng lòng, biết thương yêu và quan tâm lo lắng cho nhau là hạnh phúc.
Chúng tôi còn làm việc được, còn có mái ấm gia đình, có con ngoan ngoãn, có thời gian dành cho nhau, có thời gian chăm sóc mẹ già (chúng tôi sống gần bên mẹ), đó là niềm vui, là hạnh phúc.
Vợ chồng tôi đều chung suy nghĩ, việc nhà là việc chung, các thành viên trong gia đình đều phải chung tay làm, không phân chia việc này là việc của đàn ông, việc kia là việc của phụ nữ. Do đó hai vợ chồng cùng chia sẻ việc kiếm tiền và nuôi dạy con cái.
Chúng tôi không quan tâm đến những lời gièm pha, những lời nói ra nói vào của bạn bè, hàng xóm, vì nghĩ rằng những thành viên trong gia đình mới là nhân tố quyết định hạnh phúc gia đình mình.
Chúng tôi hiểu rõ chuyện nhà mình và biết mình cần làm điều gì nhất (dĩ nhiên chúng tôi cũng lắng nghe ý kiến người khác, nhưng chỉ tiếp nhận khi điều đó đúng, có giá trị tích cực đối với mình).
Tôi nghĩ không hẳn toại nguyện những mong muốn của mình là hạnh phúc, vì đây đó vẫn có người không hạnh phúc dù đã đạt được ước mơ.
Và tôi nghĩ, nếu con người chỉ hạnh phúc khi thỏa mãn mong muốn, thì có lẽ hạnh phúc là một thứ rất xa xỉ, phải mất rất nhiều thời gian mới đạt được, cũng có những mong muốn, khát vọng không bao giờ đạt được. Hơn nữa, nhu cầu và mong muốn của con người là vô hạn.
Trong hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi tìm niềm vui, hạnh phúc từ những điều bình thường, giản dị. Đó là niềm vui trong công việc, tình yêu thương, sự quan tâm chia sẻ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, niềm vui khi giúp đỡ người khác.
Chúng tôi trân trọng những gì mình có mà không đòi hỏi, so sánh hay cạnh tranh với người khác.
Chúng tôi luôn nghĩ mình nỗ lực phấn đấu để vượt qua khó khăn, để cải thiện đời sống, xây dựng gia đình, góp phần xây dựng xã hội, chứ không phải để được bằng hoặc hơn người, không "đứng núi này trông núi nọ".
![]() |
Chúng tôi vất vả về kinh tế nhưng vẫn hạnh phúc theo cách của mình - Ảnh minh họa |
Cuộc sống muôn màu, mỗi người có trình độ nhận thức và tâm lý tình cảm cũng khác, sinh ra và lớn lên trong gia đình, môi trường giáo dục, hoàn cảnh sống cũng khác, vì thế không có khuôn mẫu chung cho tất cả mọi người.
Theo tôi, sức khỏe, tài chính, giáo dục, ý thức đạo đức, tình yêu thương và tinh thần trách nhiệm, thời gian dành cho gia đình, kinh nghiệm hiểu biết... đều là những viên gạch cần thiết để xây dựng ngôi nhà hạnh phúc.
Tuy nhiên ít ai có thể hội đủ các điều kiện đó, vì thế, sẽ không nhiều người có hạnh phúc viên mãn, và chúng ta phải chấp nhận những khiếm khuyết, bất toàn, và cần suy nghĩ tích cực để gia đình hạnh phúc và tràn đầy niềm vui.
Phạm Minh Quyên
(Gò Vấp, TPHCM)
Dưới mái nhà của bạn, hạnh phúc được xây bằng gì?
Hãy chia sẻ quan điểm, ý kiến, câu chuyện của bạn cùng Phụ Nữ Online về địa chỉ email: online@baophunu.org.vn. Bài viết được đăng tải sẽ nhận nhuận bút của toà soạn theo quy định.
Dự thảo Tiêu chí gia đình hạnh phúc của TPHCM 1. Tiêu chí về ứng xử trong gia đình - Các thành viên trong gia đình thực hiện nguyên tắc: Tôn trọng - Bình đẳng - Yêu thương - Chia sẻ - Gương mẫu. - Các mối quan hệ ứng xử trong gia đình được đảm bảo: + Ứng xử vợ chồng: Nghĩa tình, yêu thương; + Ứng xử của cha mẹ với con, ông bà với cháu: Gương mẫu, yêu thương; + Ứng xử của con với cha mẹ, cháu với ông bà: Hiếu thảo, lễ phép; + Ứng xử của anh, chị, em: Hòa thuận, chia sẻ. 2. Tiêu chí về điều kiện vật chất - Các thành viên trong gia đình có việc làm. - Gia đình có thu nhập ổn định và đảm bảo cuộc sống. - Có nơi ở/nhà ở đủ đáp ứng nhu cầu; Có các tiện nghi sinh hoạt đầy đủ. 3. Tiêu chí về điều kiện tinh thần - Các thành viên trong gia đình thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau, đảm bảo quyền tự do, bình đẳng giữa các thành viên. - Quyền tự do tín ngưỡng được tôn trọng; - Gia đình được sum vầy, đoàn tụ; - Các thành viên trong gia đình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau; - Có điều kiện để tham gia các không gian công cộng dành cho việc vui chơi giải trí; - Quan hệ họ hàng, nội ngoại tốt; quan hệ láng giềng và cộng đồng tốt; quan hệ bạn bè, đồng nghiệp tốt. 4. Tiêu chí về giáo dục - Các thành viên trong độ tuổi đi học được đến trường. - Gia đình luôn đề cao việc học hành, nâng cao hiểu biết bản thân. 5. Tiêu chí về y tế và chăm sóc sức khỏe - Các thành viên trong gia đình tham gia bảo hiểm y tế và được chăm sóc sức khỏe. - Được khám sức khỏe định kỳ và được điều trị khi bệnh. - Mỗi cặp vợ chồng có đủ hai con. - Các thành viên tham gia rèn luyện thể dục, thể thao. - Trẻ vị thành niên, thanh niên, công nhân, cặp đôi tiền hôn nhân tiếp cận thông tin, trang bị kiến thức về tiền hôn nhân, giới tính, tình dục, sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới trong gia đình. |
Chia sẻ bài viết: |
Kế hoạch có thực sự cần thiết trong hôn nhân không? Có phải mọi xung đột trong hôn nhân họ gặp đều liên quan đến kế hoạch?
Kế hoạch trong hôn nhân nghe có vẻ quá lý thuyết, trong khi vợ chồng là một “đội” có mục tiêu, có lý tưởng, cùng trải qua nhiều thử thách, biến động…
Hôm tết, ba tôi ôm chầm lấy cháu ngoại, xúc động: “Ước gì rắn lột cháu ơi/ Để ông theo suốt một đời cháu con”.
Xa nhà, con đã vượt qua khó khăn vì cuộc sống không tiện nghi, thoải mái như ở nhà. Và con đã cố gắng nhiều để thoát khỏi danh xưng "cậu ấm".
Con trải lòng: "Sao con lớn nhanh vậy? Con chưa muốn lớn. Lớn lên không có gì vui”. Mẹ nghe con hỏi cũng hơi bất ngờ.
Sau cái tết đầu tiên ở nhà chồng, tôi thầm biết ơn vì trong nhiều người từng quen, tôi đã gặp anh, “chọn” về làm con dâu của ba má anh.
Những bất đắc chí trong công việc, với sếp, với khách hàng, chị chọn chồng con như một nơi trút bỏ.
Dành thật nhiều thời gian cho những người quan trọng trong cuộc đời, đó chính là cách đơn giản nhưng sâu sắc nhất để hạnh phúc.
Tôi vẫn nghĩ, một đứa trẻ cần biết rón rén bước chân khi cha mẹ ngủ hay khe khẽ nói nhỏ, tắt ti vi khi thấy đã quá giờ vào buổi tối.
Hạnh phúc riêng của vợ chồng người trạm trưởng hòa quyện trong công việc, trong sự khởi sắc từng ngày của xã biên giới Ia Mơ.
Cứ mỗi lần tết đến tôi lại ngỡ ngàng khi thấy sắc thái lạ mà quen của Sài Gòn.
Tết này chị chẳng có tiền thưởng để mà ngóng trông. Việc được nghỉ tết sớm hay muộn, đi làm lại hôm nào… chị không cần phải bận tâm nữa!
Tết xong, đồ ăn tới 2 tuần sau tết vẫn thừa thãi. Tôi bỗng tự cười mình sao cả nghĩ, ôm đồm vì những điều không có thật...
Trong căn nhà thời thơ ấu của tôi, mọi thứ dường như “không mất đi” mà chỉ “chuyển từ chỗ này đến chỗ khác”.
Khi quây quần bếp núc đầu năm, gia đình tôi lại rôm rả kể về căn bếp nhà qua từng năm tháng.
Hôn nhân lâu dài có thể đồng nghĩa với nguy cơ rơi vào tình trạng nhàm chán. Vậy, phải làm gì để phòng chống ly hôn xám?
Chuyện ngày mai cứ để sau tết tính, còn bây giờ chị không muốn làm hỏng tết chỉ vì một người đàn ông không đáng.
Tục “trọng nam khinh nữ” từ xưa hầu như không ảnh hưởng gì đến gia đình tôi, nên con gái cả trong nhà là vị trí khá quyền lực.