“Triết lý rượu bia” từ trên giấy đến thực tiễn

25/02/2014 - 17:00

PNO - PN - Cách đây nhiều năm, chính xác là năm 1996, tôi đi công tác ở Singapore, ngẫu nhiên gặp một người đàn ông Hàn trẻ tuổi và cùng uống bia với nhau, dĩ nhiên mỗi người đều tự trả tiền phần uống của mình.

edf40wrjww2tblPage:Content

Người đàn ông Hàn uống loáng cái cạn ly nên tôi rất khâm phục, hỏi có “bí kíp” nào không. Câu trả lời hết sức bất ngờ, là anh ta sắp sang Việt Nam làm việc. Chuyện này không chỉ có tôi mà những người đi cùng khi ấy đều chứng kiến. Có thể, từ rất lâu, những người nước ngoài, đặc biệt người làm kinh doanh đã thấm thía “triết lý rượu bia” của người Việt. Bản thân các chất lỏng có cồn nói chung không xấu, nó chỉ tệ hại khi bị lạm dụng, và càng tệ hại hơn khi pháp luật không được thực thi một cách triệt để. NĐ 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ, trước đó là NĐ 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010, đều có quy định xử phạt hành vi say rượu từ 500.000đ đến một triệu đồng. Nhưng có lẽ không mấy người bị phạt. Lại càng đáng phải suy nghĩ khi sự lạm dụng rượu bia và chất lỏng có cồn đã trở nên phổ biến. Nhiều cơ quan, công sở đã có quy định cấm cán bộ công chức uống rượu bia trong giờ làm việc, nhưng tương tự như quy định về cấm hút thuốc lá nơi công cộng, căn bản chỉ là quy định trên giấy.

“Triet ly ruou bia” tu tren giay den thuc tien

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thực tế “sinh động” là khắp hang cùng ngõ hẻm, ở đâu cũng thấy đệ tử lưu linh; không ít trường hợp nhậu và quậy không còn trời đất gì nữa. Cái sự nhậu thì không lạ bởi có cả 1.001 lý do để tìm đến nó: lên lương, thăng chức, thôi nôi, cưới xin, ma chay, thậm chí nhậu để cho ra việc và để được việc… Bản thân cái sự nhậu có lẽ không hẳn là xấu nếu biết kiềm chế, nhưng như ông bà ta nói, ma men đã nhập rồi thì thân xác chẳng qua là con rối của con ma men kia, và mọi hệ lụy cũng phát sinh từ đây.

Việc lạm dụng rượu bia và chất lỏng có cồn trong môi trường gia đình diễn ra không quá ồn ào, bởi tâm lý chung của người Việt là đóng cửa bảo nhau, vi phạm thường chỉ bị phát giác khi thủ phạm và nạn nhân của hành vi bạo lực gia đình không còn chịu nổi sự hành hạ, thượng cẳng chân hạ cẳng tay, thậm chí gây tử vong cho người thân, buộc phải cầu cứu sự can thiệp của pháp luật. Việc lạm dụng rượu bia không chỉ gây hại cho cá nhân người nào, mà đã trực tiếp dự phần làm băng hoại nền tảng đạo lý gia đình Việt truyền thống, làm hư tổn giống nòi. Phí phạm về tiền bạc và thời gian là đáng trách nhưng còn có thể khắc phục, sự băng hoại gia đình và hư tổn giống nòi bởi sự lạm dụng rượu bia thì cơ hội sửa chữa không nhiều, nếu tự mình không nhận thức được.

Quyết định 244/2014/QĐ-TTg ngày 12/2/2014 của Thủ tướng Chính phủ Về chính sách quốc gia về phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020 đã tỏ rõ thái độ kiên quyết của Nhà nước. Vấn đề bây giờ là mọi người và cơ quan thực thi pháp luật hành xử thế nào để những câu chữ trở thành hiện thực.

ThS Hoàng Kim Chiến
(Phó Cục trưởng Cục Công tác phía Nam, Bộ Tư pháp)

Bài tham gia diễn đàn xin gửi về địa chỉ: vimotchunhau@baophunu.org.vn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI