Nhân chuyện Flores, chị em bàn chuyện học võ không phải để thách thức, tấn công chồng

20/07/2017 - 15:35

PNO - Cao thủ Vịnh Xuân Quyền Pierre Francois Flores từ Canada về Việt Nam đang quyết liệt thách đấu với các võ sư trong nước, khiến chị em chúng tôi cũng luận bàn sôi nổi chuyện võ vẽ.

Chúng tôi lớn lên ở quê võ Bình Định và tập luyện suốt những năm tuổi trẻ, đều cho rằng ông Flores này không có tinh thần võ đạo gì hết. Hình như ông ta đang cố tình làm nổi với mục đích PR bản thân để kiếm hợp đồng quảng cáo hay sô diễn. Một võ sinh thực thụ luôn sống khiêm nhường, giao tiếp lễ độ, và đặc biệt tuân thủ các nguyên tắc võ đạo.

Nhan chuyen Flores, chi em ban chuyen hoc vo khong phai de thach thuc, tan cong chong
Học võ giúp cơ thể và tinh thần khỏe mạnh, linh động

Thỉnh thoảng, chúng tôi hay ngồi với nhau nói chuyện võ thuật tiếp sức cho một phụ nữ thế nào. Học võ khiến cơ thể và tinh thần khỏe mạnh, linh động, tự tin, nhỏ tuổi thì giúp phòng chống bạo lực học đường, lớn thì phòng chống bạo lực gia đình, điều này dường như ai cũng biết rồi. Hôm nay, chúng tôi lại rôm rả bàn chuyện võ đạo trong đời sống vợ chồng.

Khi nhập môn, võ sinh nào cũng phải học đạo. Các môn võ đều đề cao lý tưởng sống tốt đẹp, hướng thiện, bài trừ cái ác, cái xấu. Nói không ngoa, học võ giúp người ta hoàn mỹ về cả võ thuật lẫn nhân cách. Các bạn gái theo học võ lâu năm thường duyên dáng, tự tin, sống nề nếp, chỉn chu, bặt thiệp, khiêm tốn.

Ai học võ cũng biết, võ không phải để tấn công, mà là để phòng thủ. Một bà vợ có võ không khi nào tấn công chồng. Nhưng nếu chồng xuống tay cùng vẻ mặt hung hãn, hà cớ gì ta không đưa đôi tay thép lên chặn lại, hà cớ gì không vớ ngay vật dụng gần nhất để che chắn thân thể.

Nhan chuyen Flores, chi em ban chuyen hoc vo khong phai de thach thuc, tan cong chong
Không có môn võ nào cổ vũ chuyện đánh nhau để giành phần thắng

Tôi nói đôi tay thép, vì chị em chúng ta siêng làm việc nhà, bế con cả ngày, siêng tập thể dục, có chị còn theo đuổi yoga, bơi lội, chạy bộ... nên sau nhiều năm hôn nhân, khi chúng ta còn khỏe mạnh, dẻo dai thì sức khỏe nhìn chung tốt hơn hẳn mấy ông chồng hay ngủ nướng, mê nhậu, bụng bia, thịt nhão...

Hồi tôi học võ, có một nguyên tắc thầy luôn luôn nhắc: cho phép đối phương tấn công ta tối đa ba đòn. Hãy lựa sức và vận dụng sự khéo léo để đỡ, để né, nhưng tới đòn thứ tư, ta có quyền phản đòn mà không ân hận.

Nếu chồng đau đớn và những cú phản đòn của ta hiệu quả thì không được “say đòn” hay ta hả hê mà phải biết điềm tĩnh lui về thủ thế, kiềm chế kích động đối phương khi đã trúng đòn.

Không có một môn võ nào không cỗ vũ chuyện đánh đối phương để giành phần thắng. Chỉ là ta đã bảo vệ được một nguyên tắc cần thiết: thân thể ta là của ta, là do cha mẹ khổ cực, vất vả sinh ra và nuôi lớn, không có ai có quyền xâm phạm.

Một số chị nóng tính, khi điên tiết rất thích đấm đá, cấu nhéo chồng, gào thét chửi bới chồng, đập phá đồ đạc, tôi thề là 100% các chị chưa từng học võ. Các võ sinh chân chính đều rất điềm tĩnh, biết kiềm chế cao độ và thậm chí thích chịu đòn hơn ra đòn. Rất nhiều đứa trẻ tăng động, nghịch ngợm sau khi học võ trở nên điềm đạm, chín chắn. Và mối lợi này thường theo suốt cuộc đời nó.

Nhan chuyen Flores, chi em ban chuyen hoc vo khong phai de thach thuc, tan cong chong
Không thách đấu "ẩu tả"

Không thách đấu “ẩu tả”: Luật thi đấu võ thuật xưa nay buộc các võ sĩ phân hạng theo chiều cao và cân nặng, theo trình độ (màu sắc của đai). Các ông chồng có sức mạnh giới tính, lại hơn hẳn về hạng cân, sải tay, độ nhanh nhẹn, và thậm chí đang xài võ say (nhậu xỉn lên cơn hung hãn) hay võ cùn, võ lỳ... Trong những trường hợp này, chị em tuyệt đối không nhận lời thách đấu.

Các bà vợ hay mắc "lỗi thách: "Tao đố mày đập tao đấy", "Ông ngon xông vào đây coi...", “ Anh đánh tôi xem, cả họ ngoại kéo nhau tới làm thịt anh ngay”, “Ông tiến thêm bước nữa tôi gọi 113”... Thực tế cho thấy, những lời thách này như đổ dầu vào lửa, làm một ông chồng từ không muốn động thủ cũng điên lên mà nhào tới.

Nhan chuyen Flores, chi em ban chuyen hoc vo khong phai de thach thuc, tan cong chong
 

Hãy nhớ, nếu rơi vào tình huống bắt buộc phải dùng sức mà đấu võ với chồng, nên vừa đấu vừa lùi ra cửa và dùng "võ chuồn", bỏ chạy thật xa. Chị em có thể về nhà ngoại, tới nhà bạn, ra thuê khách sạn hay lên đường tới một resort thật đẹp, ngồi bên bờ biển lộng gió nghĩ về cuộc hôn nhân của mình, về tương lai những đứa con, rồi sau đó mới quyết định sẽ trở về nhà như thế nào, hay... đi luôn.

Ngày nay các bé theo học võ ở nhà văn hóa, nhà thiếu nhi hay sân các trường tiểu học, trung học chủ yếu tập luyện kiểu thể dục thể thao, không còn được rèn đạo kỹ như trong các võ đường. Nhưng dù sao học võ cũng giúp được không nhiều thì ít nhiều những điều ở trên.

Theo tôi, các mẹ có con gái nhất định phải cho bé đi học võ. Bé thì để tự vệ trước bạo lực học đường, lớn thì để ứng xử với bạo lực gia đình, các chị nhé...

Khánh Linh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI