Có tiền là có quyền?

18/04/2014 - 07:15

PNO - PNO - Nói về “Công, dung, ngôn ,hạnh” của người phụ nữ thời nay, tôi xin mạn phép có vài dòng chia sẻ.

edf40wrjww2tblPage:Content

Hầu hết cánh đàn ông ai cũng tôn trọng và mơ ước lấy được người vợ có đầy đủ những phẩm chất nêu trên nhưng xem ra rất ít người may mắn tìm được một người bạn trăm năm như thế, dù có chút kén chọn và cất công tìm hiểu khá lâu nhưng vẫn bị lầm. Có thể do đàn ông không có tính đa nghi để thăm dò ‘đối tác” kỹ lưỡng, cũng có thể do người phụ nữ ngụy trang khá tốt, biết che giấu những nhược điểm của mình và điều đó chỉ bị phát hiện khi “gạo đã thành cơm”, lúc đó cánh đàn ông chúng tôi chỉ còn biết ngậm bồ hòn làm ngọt, chứ hổng lẽ cưới nhau rồi chỉ vì chuyện đó mà ... ly hôn?

Điển hình như trường hợp của tôi, rất kén cá chọn canh, trải qua nhiều mối tình tan hợp, cuối cùng ở ngưỡng tuổi 33 tôi mới gặp một người vừa mắt, cô ấy cũng đã ngoài 30. Vì vậy quen nhau được hơn năm, gia đình cô ấy đã thúc giục chuyện cưới. Nghĩ mình cũng không còn trẻ, tôi đồng ý kết hôn.

Co tien la co quyen?
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Vợ tôi xinh và có công việc tốt ở một công ty nước ngoài, điều đó khiến tôi thấy tự hào và coi như cô ấy đã phần nào đáp ứng hai chữ “Công, dung”. Bạn bè bảo vợ tôi đẹp nhưng kiêu, còn việc làm thu nhập cao nhưng chỉ dùng để tiêu xài cá nhân chứ không hề đóng góp gì cho gia đình thì không thể gọi là có được công, dung như tôi nghĩ.

Còn ngôn, hạnh ư?

Về hai đức tính này tôi không dám xét đến, bởi vợ tôi thuôc tuýp người nghĩ sao nói vậy, bất cứ chuyện gì không vừa lòng thì cô ấy cứ tung hê ào ào theo suy luận của mình, bất chấp đối phương là ai. Do cậy mình có học, vợ tôi luôn tỏ ra xem thường gia đình chồng và cư xử  tệ với những chị em dâu khác trong nhà, vì vậy nên cô không được lòng một ai, và tôi luôn là người “bị mắng vốn” khi vợ mình ăn nói hỗn hào hay có những hành động quá đáng. Tôi đã nhiều lần góp ý nhưng vợ tôi không hề muốn thay đổi. Cô ấy khăng khăng tuyên bố hùng hồn: “Mấy chuyện đạo hạnh của phụ nữ trong xã hội ngày nay đã lỗi thời rồi, anh đừng đem ra phân tích chi cho mệt lỗ tai. Thời bây giờ phụ nữ còn giỏi hơn cả đàn ông ấy chứ, ai làm được nhiều tiền thì người đó có quyền điều hành mọi chuyện trong nhà. Thùy mị, dịu dàng, đảm đang bếp núc mà không có công việc kiếm ra tiền hoặc là thu nhập thấp sẽ khiến cho gia đình rơi vào cảnh khó khăn, túng quẫn...Như vậy liệu có được xem là hạnh phúc hay không?”.

Biết không thể tranh cãi lại vợ, tôi im lăng bỏ đi nhưng trong lòng luôn thấy ấm ức. Tôi muốn được như các anh mình, luôn có vợ chăm chút từng bữa ăn giấc ngủ nên dù cuộc sống của anh chị đơn giản nhưng đầm ấm. Phải chi vợ tôi cũng như các chị dâu, biết quan tâm chồng và biết cư xử tốt với mọi người thì đầu óc tôi sẽ nhẹ nhàng thư thái biết bao!


GIA KHIÊM

Ông bà ta xưa kia đã đề ra tiêu chuẩn để đánh giá phẩm chất của một người phụ nữ, đó là “Công, Dung, Ngôn, Hạnh”. Người phụ nữ phải chu toàn những nghĩa vụ với gia đình, lời nói phải như hoa như gấm, đức hạnh vẹn toàn, còn phải biết giữ gìn vẻ đẹp của riêng mình cho đẹp mặt chồng con… Bốn tiêu chuẩn đó đã là những “định mức” quá khó khăn dưới một thời đại phong kiến, khi người phụ nữ chỉ biết việc nhà và sống cho gia đình.

Ngày nay, khi vai trò của người phụ nữ đã vượt ra khỏi giới hạn gia đình, tham gia những hoạt động xã hội, đóng góp cho kinh tế gia đình… thì “Công Dung, Ngôn, Hạnh” có còn là điều để người phụ nữ Việt phấn đấu và đạt được hay không?

Liệu điều đó có tạo thêm những áp lực nặng nề cho phụ nữ khi họ đã phải bình đẳng với đàn ông trong xã hội về mặt sự nghiệp, tài chính, lại vừa phải là người phụ nữ theo kiểu mẫu xa xưa?

Hay “Công, dung, ngôn, hạnh” vẫn cần và vẫn là nét đẹp không thể thiếu đối với người phụ nữ?

Rất mong các bạn chia sẻ suy nghĩ của mình về chủ đề này

Mời các bạn gởi bài, ý kiến, qua các địa chỉ:

-Trang chủ của PNO, vào mục Gửi bài ở cuối trang
-Hoặc theo địa chỉ: truongsonpntp@yahoo.com
-Hoặc viết vào phần Bình luận phía dưới mỗi bài của chuyên đề

Trân trọng cảm ơn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI