Chuyện trẻ con

17/07/2013 - 17:29

PNO - PN - Trong một dịp đi nghỉ mát của cơ quan, nhiều gia đình dắt theo con nhỏ; tôi thấy một số trẻ cùng lứa, cùng sở thích nhanh chóng kết bạn với nhau, gắn bó thân thiết suốt chuyến đi. Nhưng cũng có những đứa trẻ chẳng những...

Nhiều người coi đó là chuyện trẻ con, ít quan tâm. Cách nào đó, có thể hiểu rằng không nên can thiệp thô bạo hay làm “gián đoạn” sự thể hiện một cách hồn nhiên của trẻ. Như một bé gái thơ thẩn đuổi theo con bướm giữa trời nắng, người lớn không nên vội vàng bắt trẻ ngưng cuộc chơi, bởi đó là một sự khám phá, một trải nghiệm thú vị và đầy bổ ích - ta có thể dùng nhiều cách để giữ cho trẻ không bị mất cuộc vui mà vẫn giữ được sức khỏe cho trẻ. Hay một bé trai nghịch với quả bóng, có thể bị ngã, bị trầy xước đôi chút, nhưng người lớn đừng buộc trẻ không chơi nữa mà có thể chơi cùng với trẻ ở chỗ sạch sẽ hơn, tập các động tác an toàn hơn…

Chuyen tre con

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Tuy nhiên, người lớn nên quan tâm và có thái độ phù hợp với một số hành vi, ứng xử của trẻ, không nên xem đó là chuyện trẻ con rồi bỏ qua, bởi những biểu hiện đó đang định hình dần nhân cách của trẻ. Như ở thí dụ nêu trên, người mẹ của đứa bé trai có thể chỉ cho con mình thấy rõ việc trêu em gái là không nên, có thể dẫn giải cho con thấy nếu chính trẻ bị trẻ khác lớn hơn trêu ghẹo thì sẽ có cảm giác thế nào… Cha mẹ cũng nên quan tâm đến việc trẻ sử dụng điện thoại như thế nào, có làm ảnh hưởng đến người khác hay không để uốn nắn kịp thời; người lớn có thể có cách khuyên bảo, nhắc nhở khéo léo để trẻ không sa đà vào cuộc nghịch ngợm của mình.

Trẻ thường bắt chước nhanh và hồn nhiên thể hiện suy nghĩ của mình, có thể gây ra những tình huống bất ngờ không phản ứng kịp. Có lần, tôi thấy một đứa trẻ chừng sáu-bảy tuổi bị mấy đứa khác ăn hiếp. Tới lúc tức quá, không nhịn nổi nữa, cu cậu đứng chống nạnh, chỉ mặt từng đứa trong đám kia và nói: “Đ.m mày! Đứa nào ngon chọc nữa, tao đ. tha đâu!”. Tôi nghe mà giật mình. Chừng hỏi lại mới biết, cha của cậu bé thường uống rượu, hay văng tục, thành ra con trẻ bắt chước. Không ngờ một đứa con anh hàng xóm tôi tình cờ thấy chuyện đó, bữa nọ cãi nhau với em cũng chống nạnh “hiên ngang” lặp lại những lời hôm trước, khiến anh bạn tôi "đứng hình" mất mấy giây trước khi nổi cơn thịnh nộ với cậu con trai.

Chính vì vậy, cha mẹ cần cẩn thận lời nói, cách ứng xử của mình.

Trong Chuyện con nít của nhà văn Andersen, một đám trẻ con nhà giàu tụ hội lại rồi thi nhau kênh kiệu về gia thế của chúng: đứa con nhà buôn thì khoe bố có tiền có thể mua kẹo cho tất cả trẻ con trong phố; đứa con nhà báo thì bảo bố nó “là một thế lực” bởi có thể đưa bất cứ người nào lên báo; đứa con nhà quan cận thần thì nói tất cả những người không phải sinh ra trong gia đình quyền quý thì đều không thể làm được gì cả… Hẳn những đứa trẻ đó “học được” cách cư xử trong gia đình, từ cha mẹ và những người thân khác, để rồi ra vẻ ta đây với mọi người. Do đó, nếu nếp nhà không vững, cha mẹ thiếu gương mẫu thì trẻ hoàn toàn có thể "sao y" các biểu hiện của cha mẹ khi ứng xử với người khác. Nếu không điều chỉnh kịp thời, những điều đó có thể trở thành khiếm khuyết về tâm lý của trẻ.

 Ngô Đồng Vũ

Từ khóa Chuyện trẻ con
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI