Cây dữ sinh quả đắng

26/12/2013 - 16:12

PNO - PNO - “Tao biết con tao bị tử hình thì tao chuẩn bị dao giết con Thúy (nạn nhân bị chặt tay, cướp SH) tại tòa. Một lũ nhà giàu hùa nhau đẩy thằng Trúc bị tử hình, ai kêu đeo hột xoàn, đi xe tay ga chi cho nó chém”. Đọc câu nói của...

edf40wrjww2tblPage:Content

 Ở xóm tôi ngay ngày tên Hồ Duy Trúc bị kết án tử, mọi người phát hiện T - cậu thanh niên trong xóm bị công an bắt sau một vụ cướp mà cậu chính là thủ phạm. Nghe nói, khi được công an hỏi “Tại sao đi cướp?” T đã vừa trả lời vừa khóc rằng: “Con của em đang bệnh nặng mà không có tiền nên làm liều!”.

Mẹ T là người bị sốc hơn ai hết khi bà không thể ngờ cậu con trai hiền như cục đất của mình lại trở thành kẻ cướp. Ở cái xóm này không ai lạ cách nuôi con của bà S (mẹ T). Ngày T tốt nghiệp lớp 12, bà S khăng khăng bắt con thi đại học dù thằng bé năn nỉ mẹ đừng ép vì T biết mình không thể thi đậu. Với lý lẽ “nhà này chỉ thiếu bằng cấp chứ không thiếu tiền”, bà bảo T phải thi bằng được. T thi rớt và nhất định không thi lại, bà S cắt luôn tiền chi tiêu của con như một cách trừng phạt đứa con đã làm “xấu mặt” bà. T xin làm công nhân cho một xưởng may, lương không nhiều nhưng đã thoát khỏi cảnh ngửa tay xin tiền mẹ dù gia đình bà S ở quê bán đất rồi chia cho mấy chị em bà khá nhiều tiền.

Cay du sinh qua dang
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Năm 28 tuổi, T đưa một cô gái về xin phép mẹ cưới làm vợ. Bà S không những chê cô gái ấy nghèo, không “môn đăng hộ đối” mà còn nói thẳng rằng cô ấy định “đào mỏ” con bà. Bất mãn, T thuê nhà trọ ở, đám cưới chỉ có nhà gái lo liệu, vắng mặt bố mẹ chồng. Vợ T cũng làm công nhân cho một xưởng sản xuất thủ công nhỏ nên thu nhập của hai vợ chồng rất eo hẹp. Khi vợ có thai, T dắt vợ về nhà, hy vọng vì đứa cháu sắp chào đời mà bố mẹ bỏ qua chuyện cũ. Vậy mà trong lúc vợ chồng T đi làm, ở nhà bà S thuê người chở hết đồ đạc cá nhân của vợ T đem trả về nhà bố mẹ đẻ. Từ đó T không còn ý định trở về nhà nữa.

Con của T cứ ốm đau dặt dẹo suốt khiến hai vợ chồng nhiều phen khốn đốn vì nhà vợ T cũng nghèo, chẳng giúp gì được. Tôi chỉ biết về cuộc sống của T như thế cho đến khi nghe tin T bị bắt. Cái tin đau lòng ấy khiến tôi bàng hoàng, tôi thấy T đáng thương hơn đáng trách - một người cha 30 tuổi mà mới gặp tôi cách đây vài tháng vẫn cúi chào lễ phép, nói chuyện vẫn một dạ hai thưa dù em không muốn nhắc về bố mẹ mình khi được hỏi thăm.

Tôi không biết hoàn cảnh khó khăn có phải là yếu tố để T được hưởng sự khoan hồng của pháp luật, bởi, nếu so với những tội phạm cướp của để có tiền tiêu xài nhằm thoả mãn nhu cầu ăn chơi, nghiện ngập thì động cơ đẩy đưa T đến việc phạm pháp vẫn đáng thương hơn nhiều.
Ba mẹ T vẫn không ngừng than thân trách phận, cho là mình bạc phước nên không có số nhờ con, ông bà không tiếc lời xỉ vả đứa con dâu không ra gì đã làm hỏng cuộc đời của con mình.

Không dưng tôi liên tưởng đến mẹ của tên Hồ Duy Trúc trước toà. Dường như hai bà mẹ trên có cùng điểm chung là trước tội lỗi của con mình, họ không hề nhìn ra cái sai của mình trong cách giáo dục con mà luôn đổ vấy cho người khác. Không hiếm bậc cha mẹ còn cho rằng “cha mẹ sinh con, trời sinh tính”, đó chỉ là một câu biện hộ vô trách nhiệm. Một cây non từ lúc tách khỏi hạt mầm để phát triển thành cây đã có thể được uốn nắn theo tay người nuôi trồng, chăm sóc.


VIVIAN L
 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI