Vì con, thương mấy cũng dứt tình

22/06/2022 - 06:00

PNO - Chị nói mình sẽ vượt qua được, như từng vượt qua khổ sở suốt tám năm chồng vợ với người chồng tàn tật.

Đời mình dù rách hay lành Dù mong mỏng khói hay thành cỏ khô Cũng tìm trong những xô bồ Một làn hương dịu mà tô thắm lòng. (Chợt nghĩ)Ảnh mang tính minh họa - SHUTTERSTOCK
Cuộc sống càng vất vả khốn khó, chị càng nương tựa vào những vần thơ để sống (Ảnh mang tính minh họa: SHUTTERSTOCK)

Mấy ngày nay, bệnh thoát vị đĩa đệm phát cơn đau dữ dội khiến chị không ngồi, không đứng lên được, chỉ nằm sấp và bò quanh phòng. 

Bà ngoại bận việc ngoài đồng, con gái lớn ra Hà Nội thăm bố cả tuần nay. Ở nhà chỉ còn chị và cậu út sáu tuổi nghịch phá. Chị nằm la hét nhắc nhở con trai, rảnh cầm bút viết vài câu thơ mà ý tứ đã “chín nẫu” trong đầu.

Làm xong bài thơ nào, chị đăng lên Facebook chia sẻ ngay với bạn bè và cảm thấy mình đỡ cô đơn. Cơn đau tạm dứt, chị vội vàng lết ra sau nhà lo cho bầy gà, vịt đang quàng quạc đòi ăn.

Chị thường tâm sự với người thân rằng số chị đa đoan. Phụ nữ nông thôn cực khổ quanh năm lại còn đam mê thơ phú. Thực ra thơ chị khá hay, được báo chí in cũng nhiều. Vài đợt thi thơ cấp tỉnh chị còn đoạt giải cao. Nhưng cuộc đời tình duyên của chị thì quá phũ phàng. Lấy người chồng đầu tiên, chị sinh được cô con gái, đến lúc con lên năm tuổi thì hai người chia tay. Sau cuộc đổ vỡ đó, chị đi thêm bước nữa và cuộc hôn nhân lần này như một trái bom số phận nổ tung, khiến người thân và bạn bè của chị ngỡ ngàng. 

Đó là khi chị quyết định gắn bó với một người đàn ông thấp bé, bị liệt chân và mù lòa, chỉ nằm một chỗ. Chị nghĩ mình được chia sẻ hạnh phúc và cứu vớt một số phận không may. Anh chồng tuy tàn tật nhưng có tài chữa bệnh và chăn nuôi gia cầm. Về nhà chồng, thương người đàn ông kém may mắn, chị thực sự là một "rô-bốt" giúp việc khi lăn lưng làm đủ thứ việc không tên và có tên, từ chăm sóc, kiểm tra gà vịt con, cày cuốc ruộng nương, cơm nước, tắm giặt cho người chồng khuyết tật.

Rồi họ cũng có được cậu con trai trong niềm vui tột đỉnh. Chị thêm khốn khổ vì gánh nặng mới, khi con trai không được khỏe mạnh, quanh năm đau ốm liên miên. Trong cùng cực của sự vất vả, chị vẫn làm thơ và lạ thay những bài thơ mang nặng tâm tư cuộc đời lại chiếm được cảm tình của người đọc. Chị được mời đi Nha Trang, Hà Nội… dự các buổi giới thiệu thơ hoặc nhận giải thưởng cuộc thi thơ về gia đình. 

Anh chồng bắt đầu nổi cơn ghen tuông, cứ nghe tiếng vợ là chửi. Vợ chồng không còn là chỗ nương tựa của nhau, chị dằn lòng chịu đựng để thực hiện đam mê của mình. Càng khổ chị càng muốn làm thơ, cảm thấy những câu thơ cứ chờ chực trong đầu, nếu không được viết ra chị sẽ phát điên. 

Chồng chị hay sai bảo con gái riêng của vợ, bắt con pha nước, xoa bóp tay chân. Con bé chậm chạp, vụng về nên thường bị cha dượng mắng. Bị chồng chửi, chị còn chịu được, chứ con gái bị la mắng, chị không thể bỏ qua.  

Chị hỏi chồng, thì anh ta chối bay chối biến, còn lớn tiếng chửi con gái "mất dạy", dựng chuyện. Anh ta hăm dọa đuổi mẹ con chị ra khỏi nhà. Chị nghĩ ra cách đưa điện thoại cho con gái, dặn lúc nào cha dượng mắng thì ghi âm lại. Có chứng cớ rõ ràng, chị cũng chẳng còn kiên nhẫn chịu đựng nên làm đơn xin ly hôn. Dù người chồng khóc lóc van xin, hứa sẽ sửa lỗi, nhưng chị kiên quyết chia tay. Người đàn ông khi không còn tin tưởng vợ, không tôn trọng con gái chị, thì thương mấy chị cũng dứt tình. 

Hơn một năm nay, ba mẹ con chị dắt díu nhau về ở nhờ nhà bà ngoại, bỏ lại anh chồng tật nguyền một mình. Đôi lúc lương tâm cắn rứt, chị nghĩ mình bỏ mặc người ta thì nhẫn tâm, nhưng thấy đứa con gái ngày càng lớn, chị lại lo cảnh con gái ở nhà một mình với cha dượng. 

Giờ thì ba mẹ con chị Lê Thị Mai Tuyết (*) (40 tuổi) tạm nương nhờ nhà bà ngoại tại Thanh Hóa, sống yên ổn trong sự đùm bọc của người thân. Cuộc sống của "nàng thơ" trước mắt sẽ có nhiều khó khăn, nhưng chị nói mình sẽ vượt qua được, như từng vượt qua khổ sở suốt tám năm chồng vợ với người chồng tàn tật. Đọc một bài thơ của chị vừa đăng báo, ai cũng cảm thương một phận người:

"Đời mình dù rách hay lành

Dù mong mỏng khói hay thành cỏ khô

Cũng tìm trong những xô bồ

Một làn hương dịu mà tô thắm lòng".

(Chợt nghĩ)

 

Phương Phương

(*) Tên nhân vật đã được thay đổi.

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC(1)
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Đừng nói "tôi không có ý gì..."

    Đừng nói "tôi không có ý gì..."

    13-09-2024 10:30

    Chê bai, miệt thị ngoại hình luôn khác xa với việc góp ý chân thành. Không thể lẫn lộn, đánh đồng.

  • Những "cái tên" khoét vào nỗi đau

    Những "cái tên" khoét vào nỗi đau

    13-09-2024 06:16

    Huy Lùn, Tâm Béo, Quý Trâu, Hà Lé, Lan Sáu Ngón... những “cái tên” tưởng “gọi cho vui” nhưng đã gây bao khổ đau, thậm chí làm nên nỗi hận khó gột.

  • Người giúp người trong hoạn nạn là đây

    Người giúp người trong hoạn nạn là đây

    12-09-2024 11:32

    Những thứ như cây đinh, miếng tôn, tấm ván, viên gạch, bao xi măng... xin đừng tăng giá! Người giúp nhau trong cơn hoạn nạn là ở đây, lúc này.

  • Mặn từng con chữ

    Mặn từng con chữ

    12-09-2024 06:09

    20 năm gắn với tụi nhỏ, mắt tôi thấm mặn không biết bao lần trước những trang đời bất hạnh. Không hoàn cảnh nào giống hoàn cảnh nào.

  • Cú lừa giữa tang thương

    Cú lừa giữa tang thương

    11-09-2024 22:25

    Hàng triệu người nghẹn ngào với hình ảnh người chồng đẩy vợ con trong chiếc thau, cùng vượt lũ. Nhưng hóa ra đây là ảnh được dựng để câu view.

  • Khi đàn ông cũng không dám ly hôn

    Khi đàn ông cũng không dám ly hôn

    11-09-2024 18:28

    Hàng chục lần tôi tha thứ, bỏ qua, vợ vẫn chứng nào tật đó. Tôi giận thì vợ bồng con bỏ đi...

  • Ngọn đuốc không tắt

    Ngọn đuốc không tắt

    11-09-2024 11:38

    Hai tiếng “đồng bào” của dân ta cứ sáng lòa trong tai ương, như ngọn đuốc chưa bao giờ và sẽ chẳng bao giờ tắt.

  • Dạy con điều gì từ tin tức thiên tai?

    Dạy con điều gì từ tin tức thiên tai?

    11-09-2024 08:31

    Hãy dạy con không phân biệt giàu nghèo, giai cấp, vùng miền... Bởi đứng trước thảm họa, tất cả chúng ta đều là những sinh linh nhỏ bé, mong manh.

  • Mẹ ơi con muốn làm việc

    Mẹ ơi con muốn làm việc

    11-09-2024 06:15

    Chị nhận ra rằng, không nên quá lo sợ mà cấm trẻ tiếp xúc với tiền bạc từ sớm. Trái lại, cần dạy con biết giá trị của đồng tiền.

  • Hôn nhân không có “sóng gió” to tát

    Hôn nhân không có “sóng gió” to tát

    10-09-2024 18:21

    Tôi cần đối diện với chính mình trước, xem chúng tôi đã rẽ 2 hướng khác nhau từ thời điểm nào, hay mâu thuẫn gì?

  • Tâm sự với con trẻ về công việc

    Tâm sự với con trẻ về công việc

    10-09-2024 15:46

    Thường xuyên trò chuyện với con về công việc không chỉ là một cách chia sẻ kiến thức mà còn là sợi dây gắn kết giữa cha mẹ và con cái.

  • Chỉ đường cho hươu...: Dọn “cỏ” hay… có sao để vậy?

    Chỉ đường cho hươu...: Dọn “cỏ” hay… có sao để vậy?

    10-09-2024 11:21

    Mỗi lần con thay sang đồ bơi là các bạn cười khúc khích và nhắc con phải chịu khó triệt lông gọn gàng vùng đó cho khô thoáng.

  • Bà cụ U100 vẫn minh mẫn nhờ luôn tay vận động

    Bà cụ U100 vẫn minh mẫn nhờ luôn tay vận động

    10-09-2024 06:12

    Bí quyết để có sức khỏe và niềm vui của bà rất đơn giản: luôn luôn siêng năng vận động - từ thời còn trẻ cho đến tận lúc già.

  • Tan hoang những cánh đồng mùa bão

    Tan hoang những cánh đồng mùa bão

    09-09-2024 15:34

    Những cái cây bật rễ trong vườn cũng được vực dậy, hi vọng bộ rễ sẽ ôm chặt lấy đất vườn rồi đứng lên mà già đi cùng trẻ con, người lớn...

  • Con thương cha mẹ thật nhiều

    Con thương cha mẹ thật nhiều

    09-09-2024 15:00

    Bác sĩ chẩn đoán là cột sống của tôi có 1 chấm nhỏ giống như khối u, nhưng cha tôi cứ dửng dưng không thấy lo lắng gì.

  • Màn kịch hạnh phúc

    Màn kịch hạnh phúc

    09-09-2024 06:49

    Những chuỗi ngày liên tiếp như thế trôi qua. Càng ngày tôi càng trở thành một con người lạnh lùng, cô độc và chỉ muốn bứt phá, nổi loạn.

  • Do sách bây giờ đọc rất... khó vào

    Do sách bây giờ đọc rất... khó vào

    08-09-2024 12:18

    Muốn vực dậy văn hoá đọc cần sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội. Việc ấy cần làm ngay kẻo quá muộn!

  • Tiếng rao thánh thót một đời

    Tiếng rao thánh thót một đời

    08-09-2024 06:21

    Sau này khi lớn lên và hiểu rõ hơn về từng ngành nghề, tôi lại thấy trân quý công việc của má.