PNO - Mẹ giải thích rằng, việc cúng hoa vạn thọ có ý nghĩa cầu mong điều may mắn, trường thọ. Đó là lý do loài hoa này có ở bàn thờ gia tiên...
Nhà tôi không rộng, vườn tược phía sau không có, trước nhà cũng chỉ là mảnh sân nhỏ. Khoảnh đất nối từ bờ sân qua rào, mẹ tôi tận dụng trồng một hàng hoa vạn thọ.
Mẹ bảo tết nhất không có vạn thọ khó chịu lắm, cứ thấy thiếu thiếu. Có lần tôi kể chuyện chợ hoa tết đẹp như vườn hoa ở thiên đàng, nhưng dạo một vòng, dù có gan đến đâu cũng phải cám cảnh cho những gốc vạn thọ bị bỏ rơi. Hoa nở đều, nở đẹp, được bán với giá rẻ bèo và chỉ đôi người mua. Mẹ nghe xong thì kiên quyết: “Tết cũng chỉ ba - bảy ngày, rộn ràng lắm rồi cũng qua. Qua tết thì hoa vạn thọ sẽ được tìm kiếm”.
Thấy tôi còn lơ ngơ, mẹ giải thích: “Tháng Giêng là tháng người dân chưng hoa nhiều nhất trong năm. Lễ hội, cúng kiếng nhiều và vạn thọ sẽ là ưu tiên hàng đầu”.
Vạn thọ là loài hoa dân dã và đẹp vì chính sự giản dị của nó. Như chính tên gọi, vạn thọ sinh trưởng nhanh, thời gian nở bền, giữ màu lâu nên được ưa chuộng để chưng, cúng. Màu vàng của vạn thọ cũng là màu may mắn, tươi tắn, làm sáng không gian. Đó là lý do hoa vạn thọ trở nên đắt hàng vào dịp tháng Giêng.
Mẹ giải thích rằng, việc cúng hoa vạn thọ có ý nghĩa cầu mong điều may mắn, trường thọ. Không chỉ ở lễ hội, chùa chiền, người Việt rất coi trọng lễ cúng tại gia nên chăm chút chuyện sắm sửa hoa trái.
Rằm tháng giêng còn là dịp để nhiều người cúng sao, giải hạn, ước nguyện điều lành cho cả năm. Với quan niệm “Tết cả năm không bằng rằm tháng Giêng” và hiểu được tâm lý cầu an nên những người trồng hoa đã canh thời điểm để chăm sóc hoa và bán đúng dịp rằm. Nhưng dù vậy, ở quê tôi, hoa vạn thọ vẫn thường “cháy hàng” dịp này.
Vạn thọ là loài hoa tượng trưng cho sự trường sinh, may mắn |
Rằm tháng Giêng, vầng trăng ngọc ngà phủ ánh sáng trong trẻo lên mọi nẻo. Dư âm tết vẫn còn đâu đó. Hiên nhà lấp lánh ánh trăng, bình vạn thọ trên bàn thờ gia tiên tỏa ra thứ hương ngai ngái, cho cảm giác ấm áp, dễ chịu. Tôi mê thích cái không khí này và thường nhớ những đêm rằm tháng Giêng thuở nhỏ, tối tối ra ngồi ngoài chiếc kệ, ngửa mặt lên ngắm trăng. Ánh trăng như phả ngay đỉnh đầu, gần gũi, cảm giác đưa bàn tay lên thì có thể chạm được trăng vậy. Cảm giác đó theo tôi tới lớn.
Bây giờ, dù nhà cao cửa rộng hơn ngôi nhà thấp lè tè của mẹ ngày xưa, tôi vẫn không quên lời bà dặn: “Làm gì thì làm, rằm tháng Giêng phải cúng kiếng cho đàng hoàng”. Tôi ra chợ, tìm mua hoa vạn thọ, về đặt trên bàn thờ, thắp nén nhang, cầu sức khỏe, yên bình cho cả nhà…
Nguyễn Thị Bích Nhàn
Chia sẻ bài viết: |
Chê bai, miệt thị ngoại hình luôn khác xa với việc góp ý chân thành. Không thể lẫn lộn, đánh đồng.
Huy Lùn, Tâm Béo, Quý Trâu, Hà Lé, Lan Sáu Ngón... những “cái tên” tưởng “gọi cho vui” nhưng đã gây bao khổ đau, thậm chí làm nên nỗi hận khó gột.
Những thứ như cây đinh, miếng tôn, tấm ván, viên gạch, bao xi măng... xin đừng tăng giá! Người giúp nhau trong cơn hoạn nạn là ở đây, lúc này.
20 năm gắn với tụi nhỏ, mắt tôi thấm mặn không biết bao lần trước những trang đời bất hạnh. Không hoàn cảnh nào giống hoàn cảnh nào.
Hàng triệu người nghẹn ngào với hình ảnh người chồng đẩy vợ con trong chiếc thau, cùng vượt lũ. Nhưng hóa ra đây là ảnh được dựng để câu view.
Hàng chục lần tôi tha thứ, bỏ qua, vợ vẫn chứng nào tật đó. Tôi giận thì vợ bồng con bỏ đi...
Hai tiếng “đồng bào” của dân ta cứ sáng lòa trong tai ương, như ngọn đuốc chưa bao giờ và sẽ chẳng bao giờ tắt.
Hãy dạy con không phân biệt giàu nghèo, giai cấp, vùng miền... Bởi đứng trước thảm họa, tất cả chúng ta đều là những sinh linh nhỏ bé, mong manh.
Chị nhận ra rằng, không nên quá lo sợ mà cấm trẻ tiếp xúc với tiền bạc từ sớm. Trái lại, cần dạy con biết giá trị của đồng tiền.
Tôi cần đối diện với chính mình trước, xem chúng tôi đã rẽ 2 hướng khác nhau từ thời điểm nào, hay mâu thuẫn gì?
Thường xuyên trò chuyện với con về công việc không chỉ là một cách chia sẻ kiến thức mà còn là sợi dây gắn kết giữa cha mẹ và con cái.
Mỗi lần con thay sang đồ bơi là các bạn cười khúc khích và nhắc con phải chịu khó triệt lông gọn gàng vùng đó cho khô thoáng.
Bí quyết để có sức khỏe và niềm vui của bà rất đơn giản: luôn luôn siêng năng vận động - từ thời còn trẻ cho đến tận lúc già.
Những cái cây bật rễ trong vườn cũng được vực dậy, hi vọng bộ rễ sẽ ôm chặt lấy đất vườn rồi đứng lên mà già đi cùng trẻ con, người lớn...
Bác sĩ chẩn đoán là cột sống của tôi có 1 chấm nhỏ giống như khối u, nhưng cha tôi cứ dửng dưng không thấy lo lắng gì.
Những chuỗi ngày liên tiếp như thế trôi qua. Càng ngày tôi càng trở thành một con người lạnh lùng, cô độc và chỉ muốn bứt phá, nổi loạn.
Muốn vực dậy văn hoá đọc cần sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội. Việc ấy cần làm ngay kẻo quá muộn!
Sau này khi lớn lên và hiểu rõ hơn về từng ngành nghề, tôi lại thấy trân quý công việc của má.