Cẩm nang “bỏ túi” cho người cao tuổi khi đi du lịch

07/08/2014 - 07:15

PNO - PN - Không còn vướng bận công việc hay lo cho con cái, người cao tuổi thường chọn đi du lịch nhằm tạo thêm niềm vui sống. Tuy nhiên, những vướng mắc về sức khỏe, tuổi tác lẫn thiếu kinh nghiệm chuẩn bị… khiến cho những chuyến đi...

edf40wrjww2tblPage:Content

- Việc tìm hiểu kỹ về lịch trình trước khi quyết định mua tour luôn là điều cần thiết, đặc biệt đối với những du khách lớn tuổi. Nên đọc kỹ lịch trình, đánh giá các điểm tham quan, các phương tiện di chuyển, các tiêu chuẩn dịch vụ (khách sạn, ăn uống…), các hoạt động đòi hỏi thể lực (như tắm biển, lặn biển, đi bộ, leo núi…), sau đó cân nhắc tình hình sức khỏe bản thân để chọn tour phù hợp.

Cam nang “bo tui” cho nguoi cao tuoi khi di du lich

- Tự lượng sức mình cũng là điều quan trọng khi lựa chọn tour. Không ít cô chú tuy tuổi cao, sức yếu nhưng lại vẫn thích mua những tour có nhiều hoạt động cần thể lực, chân đau nhưng vẫn thích leo núi, sức yếu nhưng vẫn ham lặn biển. Lúc này, nên cần đến sự tư vấn của người thân, bạn bè và cả nhân viên bán tour… để chọn được tour tham quan phù hợp nhất. Hiện nay, nhiều công ty du lịch đã tung ra các chùm sản phẩm dành riêng cho người cao tuổi. Các sản phẩm này thường có tiêu chuẩn dịch vụ cao cấp, thoải mái, ít di chuyển, nhiều thời gian nghỉ ngơi…

- Nên đi tour cùng người thân, con cháu hay ít nhất đi với bạn bè, tránh trường hợp “đơn thương độc mã”. Nếu không thể sắp xếp thời gian đi cùng cha mẹ, ông bà lớn tuổi, con cái nên xin số điện thoại của hướng dẫn viên, rồi gọi điện “gửi gắm”: “Ba mẹ anh/chị đi tour một mình, nhờ em lưu ý trông chừng giúp!”. Việc biết số điện thoại của hướng dẫn viên cũng giúp người thân theo dõi lịch trình và nắm bắt tình hình nếu có các sự cố xảy ra.

- Trước khi đi, nên tham khảo thực đơn tour, nếu có nhiều món ăn phải kiêng cữ hay không phù hợp, cần báo trước với công ty du lịch để điều chỉnh, hoặc tự chuẩn bị thức ăn đem theo. Nếu có bệnh mạn tính, cần đem theo các loại thuốc, phòng trường hợp khi đến nơi không mua được thuốc.

- Các cô chú lớn tuổi lúc đi tour dễ quên giờ giấc tập trung, quên hành lý, quên tiền bạc, thậm chí đôi khi quên cả giấy tờ tùy thân. Để tránh trường hợp này, những giấy tờ cần thiết nên để ở nơi dễ nhớ, dễ thấy nhất.

- Hành lý nên mang theo đủ đáp ứng nhu cầu. Rất nhiều người lo xa, mang theo rất nhiều hành lý khiến việc di chuyển trở nên khó khăn.

- Nhờ hướng dẫn tour bố trí phòng nghỉ tầng trệt, tránh phải lên xuống cầu thang quá nhiều.

 PHONG VÂN (thực hiện)

Luôn giữ liên lạc với trưởng đoàn, người thân

Chuẩn bị của tôi trước chuyến đi, đầu tiên là tìm hiểu kỹ thông tin nơi mình đến, lộ trình, giá cả, nếp sinh hoạt, phong tục, tập quán, luật lệ (cách chào hỏi, lễ nghi, giao thông…); sau đó cân nhắc chọn lựa giữa hai phương thức theo tour của hãng du lịch hoặc tự túc, chọn cái nào tốt hơn theo điều kiện của mình. Tùy chuyến đi mà hành lý, vật dụng cá nhân tôi mang theo nhiều hay ít. Tuy nhiên, theo tôi, càng tối giản càng tốt, để dễ dàng di chuyển. Nếu là chuyến du lịch nước ngoài, tôi không quá lo lắng về ẩm thực. Thực đơn hàng quán ở các điểm đến du lịch thường rất đa dạng, thức ăn Việt Nam bây giờ cũng đã khá phổ biến ở nhiều nước.

Cam nang “bo tui” cho nguoi cao tuoi khi di du lich

Các chuyến du lịch nước ngoài có kết hợp gặp gỡ người thân, bạn bè, du khách thường thích mang theo quà tặng. Theo tôi, nên chọn các món quà mang tính tiêu biểu, tượng trưng, gọn nhẹ…

Khi đến nơi, trước tiên tôi luôn tìm cách nắm đường dây liên lạc, như số điện thoại trưởng đoàn, người thân, địa chỉ khách sạn nghỉ chân… đề phòng mất liên lạc.

 Ông Tạ Văn Doanh (Nguyên Tổng biên tập báo Giáo Dục TP.HCM)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI