9 điều chứng minh sinh đẻ không phải là chuyện dễ dàng, kể cả là sinh thường có dùng thuốc

12/12/2016 - 11:30

PNO - Những ca sinh thường có dùng thuốc mang lại rất nhiều tác dụng phụ mà tôi không hề nghĩ đến. Dưới đây chỉ là một vài ví dụ chỉ ra rằng phương pháp sinh này cũng chẳng hề dễ dàng hay dễ chịu chút nào.

Trước khi sinh nở, tôi đã được nghe hàng nghìn câu chuyện về những gì tôi sắp trải qua. Tôi có thể sẽ bị vỡ ối lúc nửa đêm và rồi chúng tôi nháo nhào chạy đến bệnh viện, tôi sẽ chọn sinh thường và sử dụng thuốc gây mê ngoài màng cứng, chắc là cũng có ít hoặc không có tác dụng phụ đâu.

Bây giờ, khi tôi vừa trải qua một ca sinh (lần thứ hai), tôi đã nhận thức một cách sâu sắc những điều mà con người ta không nhận ra trong những ca sinh thường như thế này, vì chính tôi cũng thế.

Tôi không muốn nói rằng tôi quá ngây thơ khi tin rằng sinh nở dễ dàng hơn những gì chúng ta vẫn tưởng tượng, bởi vì chúng ta đều biết, cho dù chúng ta có vất vả thế nào thì cuối cùng chúng ta cũng sẽ sinh được thôi.

Bởi vì tôi rất quan tâm đến vấn đề về sức khỏe, tôi nghĩ nên dùng thuốc và nghĩ mình sẽ ổn với phương pháp đó. Sinh con là khoảnh khắc sinh tử, bạn biết đấy, đến những người phụ nữ mạnh mẽ cũng phải thuyết phục những người còn lại thừa nhận điều đó ngay từ khi họ biết mình mang thai.

Đôi khi chúng ta nên sử dụng những biện pháp làm giảm cơn đau. Trong cả hai lần sinh, tôi đều phải gây tê và gần như là mất kiểm soát. Tôi đã phải nếm trải cảm giác bị gắn chặt vào giường bệnh, phải chịu đau đớn nhưng đến ngón chân cũng không còn sức lực để cử động nữa.

Những ca sinh thường có dùng thuốc mang lại rất nhiều tác dụng phụ mà tôi không hề nghĩ đến. Dưới đây chỉ là một vài ví dụ chỉ ra rằng phương pháp sinh này cũng chẳng hề dễ dàng hay dễ chịu chút nào:

1. Bạn có thể không được gây mê

Tôi đã yêu cầu gây mê trong cả hai lần sinh, nhưng không phải lần nào cũng được gây mê. Tôi không biết liệu có phải thuốc không có tác dụng đối với cơ thể tôi hay là do tôi không bình thường nữa.

9 dieu chung minh sinh de khong phai la chuyen de dang, ke ca la sinh thuong co dung thuoc

Dù bằng cách nào, nếu bạn chọn chịu đau thì cứ thế mà sinh thôi, nhưng họ cũng sẽ gây tê vùng dưới của bạn để giúp bạn vơi bớt đôi chút, nhưng đôi khi họ cũng không gây tê đâu.

2. Các ống niệu quản có thể đau hơn những cơn co thắt

Tôi thường bị nhiễm trùng đường tiết niệu và phải thông ống trong một tháng. Vì lý do đặc biệt đó, các ống niệu quản là kẻ thù của tôi. Tôi đã được một cô y tá nhẹ nhàng với những quan tâm tinh tế nhất nhưng cơn đau vẫn dày vò hơn những lần co thắt mạnh mẽ nhất mà tôi từng phải chịu đựng. Tôi ghét những ống thông ấy hơn cả việc sinh con mà không dùng thuốc.

3. Pitocin sẽ làm bạn mất kiểm soát

Pitocin được dùng để làm tăng tốc độ co thắt và tôi đã được tiêm pitocin trong cả hai lần sinh. Bác sĩ và y tá đã cảnh báo rằng loại thuốc này phải mất một lúc mới có hiệu lực, hoặc là nó có thể đẩy nhanh tốc độ một cách nhanh chóng.

Đối với tôi, loại thuốc này có hiệu lực rất chậm và đem lại cảm giác kinh khủng như địa ngục vậy. Nếu không được cảnh báo từ trước, cứ mỗi lần cơ thể co thắt (30 giây một lần) là tôi sẽ lại hét lên: “Chuyện quái gì đang xảy ra vậy?”.

Ngoài ra, còn một danh sách khá dài về những tác dụng phụ của pitocin mà sau này tôi mới biết, ví dụ như làm giảm nhịp tim của em bé.

4. Bạn sẽ run rẩy

Một lúc nào đó trong đa số các ca sinh nở, phụ nữ sẽ run rẩy vì chất adrenaline chảy qua mọi cơ quan. Tuy nhiên, khi y tá nói về tác dụng phụ của pitocin thì run rẩy cũng nằm trong số đó. Chỉ là cô ấy không nói cho tôi biết rằng tôi sẽ run dữ dội, tôi gần như một con tàu trật khỏi đường ray vậy.

5. Bạn còn không thể gắng gượng dậy để vơi bớt cơn đau

Khi chọn con đường dùng thuốc tê, tôi đã từ bỏ mọi quyền ngồi dậy khỏi giường cho đến khi em bé ra đời (ngay cả một khoảng thời gian sau đó nữa).

Tôi vẫn nhớ mình đã đồng ý với phương pháp này, bới vì tôi chỉ muốn cơn đau ngừng lại. Nhưng sau đó cơn đau không những tiếp tục dày vò mà tôi còn phải chịu đựng nhiều giờ, nhiều giờ sau đó.

6. Bạn có thể bị ốm

Buồn nôn, chóng mặt, khô miệng, mê sảng cũng là một phần của quá trình sinh nở của tôi. Nghe có vẻ sinh động phải không?
 
Khi 9 tháng dài đằng đẵng mà mỗi sáng tôi đều than vãn sắp sửa kết thúc, bệnh viện là nơi cuối cùng mà tôi phải trải qua quãng thời gian vất vả này. Nhưng trớ trêu thay, cho dù tôi có được tiêm thuốc đi chăng nữa, mọi thứ cứ như một cái tát vào mặt tôi vậy.

9 dieu chung minh sinh de khong phai la chuyen de dang, ke ca la sinh thuong co dung thuoc

7. Bạn vẫn cảm thấy đau

Dùng thuốc tê không phải là bạn sẽ chẳng cảm thấy đau đớn gì khi sinh nở, dùng thuốc chỉ giúp bạn dễ quản lý hơn thôi. Và khi tôi nói “dễ quản lý hơn”, có nghĩa là bạn vẫn sẽ đau, nhưng ít hơn đôi chút. Dù sao thì tôi luôn nghĩ rằng có con thì chịu đau cũng đáng.

8. Bạn không còn cảm nhận được cơ thể mình nữa

Đây là thực tế, vì cho dù bạn có được tiêm thuốc hay không, một khi bạn chấp nhận phương án này, bạn sẽ không còn cảm thấy chuyện gì xảy ra với cơ thể mình nữa (nếu may mắn thuốc có hiệu lực).

Nghiêm túc đấy. Chắc chắn có nhiều điều bạn sẽ làm mà bạn không kiểm soát được, ví dụ như đại tiện ngay trên bàn sinh chẳng hạn.

9. Có thể bạn vẫn phải sinh mổ

Nếu có chuyện không hay xảy ra thì chẳng có gì sai khi phải sinh mổ cả. Nhưng nếu bạn đã ở trong phòng sinh hai ngày rồi (như tôi), bạn đã được tiêm thuốc tê rồi (như tôi) và bác sĩ đã phá vỡ nước ối của bạn bằng tay (như tôi) thì đôi khi bạn vẫn phải phẫu thuật.

Lúc ấy thì hãy quên mọi kế hoạch của bạn đi, có tiêm thuốc hay không thì bạn cũng không sinh thường được nữa.

Có thể bạn sẽ phải trải qua một số điều trên đây, hoặc không điều nào cả, nhưng dù sao thì bạn cũng nên có sự lựa chọn tốt nhất cho riêng mình. Hãy nhớ rằng, cho dù bạn có dùng thuốc gây mê hay không, bạn vẫn là một bà mẹ tuyệt vời.

Khánh Linh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI