Nhớ Thương xá Tax

25/08/2014 - 16:16

PNO - PNO - Khi còn là một cô bé, trước Giáng sinh ba mẹ tôi dẫn tôi ra Thương xá Tax, Passage Eden, Crystal Palace (Thương xá Tam Đa)…để sắm quần áo mới và mua trái châu, kim tuyến…gắn trên máng cỏ, cây thông.

edf40wrjww2tblPage:Content

Sau này, chi Hai tôi với 5 đứa con gái. Chị rất sành ăn mặc nên trước Giáng Sinh chị cũng ra Thương xá Tax “nghía” những bộ quần áo mua cho 5 đứa mặc cùng kiểu và cùng màu. Gọi là mặc “côm lê” hết 5 đứa. Thế nhưng chị không đủ tiền mua hết một lần. Làm việc bưng bê tại một nhà hàng, chị gom góp tiền khách “boa” cứ vài ngày là rủ tôi cùng chị đi xích lô máy ra Tax mua một cái cho một đứa. Tôi nhớ chị chọn những chiếc áo đầm cùng kiểu xếp li màu hồng nhạt sọc trắng, vải cao cấp, rất đẹp. Cứ thế đến đứa chót, tức cái thứ năm thì màu hồng hết, chỉ còn màu xanh da trời dù cùng một kiểu, chị cũng đành mua vì sợ sẽ hết kiểu đẹp.

Nho Thuong xa Tax

Thương xá Tax năm 67. Photo: Fred Wehausen

Sau 1975, cả nhà thất nghiệp, chị Hai, chị Tư và mẹ ra Thương xá Tax lúc đó đổi tên thành Cửa hàng Thiếu nhi xếp hàng mua bánh mì rồi bán lại kiếm lời mang về mua gạo. Gạo Nhà nước bán tiêu chuẩn thì bán chợ đen để có tiền đấp đổi qua ngày. Lúc đó tôi học đại học ở Thủ Đức. Sau này tôi ân hận mãi: Sao tôi không học trung học sư phạm để mau tốt nghiệp phụ mẹ nuôi cháu!

Tốt nghiệp đại học, tôi được phân công tác tại Củ Chi. Mội lần về xe ngừng ở chợ Bến Thành, tôi thường “sẵn tiện” ghé Thương xá Tax đi loanh quanh, với tôi và gia đình tôi, tòa nhà đó luôn là Thương xá Tax dù được đổi tên gì đi nữa. Một lần, tôi quá giang xe chở than, xe cũng ngừng tại chợ Bến Thành, tôi tỉnh bơ dạo quanh Thương xá Tax, dù chẳng mua gì cũng thấy thú vị. Đến cây cột vuông bốn mặt gắn bốn cái gương, tôi muốn hét lên khi nhìn thấy cái mặt đen đúa đầy bột than của mình. Hoảng hồn, tôi nhớ mình chạy như bị ma đuổi về nhà.

Bỏ chức danh kỹ sư nông nghiệp, tôi về lại Sài Gòn. Lúc đó các cháu tôi đã lớn, đi làm có chút đỉnh tiền. Chị Hai rủ chị Tư và tôi đi ra Thương xá Tax mua góp một tủ buffet. Chiếc tủ buffet cũ gia đình tôi đã bán lúc mới giải phóng để mua gạo. Giờ đất nước đổi mới, kinh tế phát triển, phải chăm sóc lại nhà cửa thôi. Không có tiền trả một lần thì trả góp vậy. Tôi nhớ đi ngang quầy kem, tôi đòi ăn kem. Chị Tư mua cho một ly, ăn chưa đã thèm tôi xin ly nữa.

Nho Thuong xa Tax

Lúc đó tôi 36 tuổi. Chị Hai đã chết vì bệnh vài năm sau đó để chị không biết Cửa hàng Thiếu nhi ngày nào đã được về lại tên cũ của nó: Thương xá Tax. Thỉnh thoảng tôi vẫn một mình vào Thương xá Tax dù chung quanh đã có Diamond Plaza, Vincom…Thời gian lặng lẽ trôi, kinh tế ngày càng phát triển, người ta bỏ cái mới dành đất vàng xây những công trình tầm cở hơn. Crystal Palace (còn gọi là Thương Xá Tam Đa) được đổi thành Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế và đã cháy rụi năm 2001. Passage Eden đã bị giựt sập để chuẩn bị xây mới. Nhà văn Trần Nhã Thụy từng viết trong một tản văn: Sài Gòn như một thành phố KHÔNG KÝ ỨC.

Quê hương là chùm khế ngọt, quê hương là đường đi học. Với người dân Sài Gòn quê hương là những con đường kỷ niệm đầy bóng mát, là những khoảng trống nhỏ nhoi trước nhà với bóng nắng lướt qua mỗi sáng, là những thương xá sầm uất, những khu chợ đông đúc, những lề đường dập dìu nam thanh nữ tú….Khi những nơi chốn trở thành ký ức, tất cả như máu thịt. Nơi chốn đó bị phá bỏ dù để phục vụ cho mục đích phát triển thì cũng như máu thịt bị cắt đi…Đau vô cùng!

NGUYỄN NGỌC HÀ

Từ khóa thương xá Tax
 

news_is_not_ads=

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEtinhyeuhonnhanvi /strCate=tinhyeuhonnhan

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEchuyennhavi /strCate=chuyennha

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEtinhvalyvi /strCate=tinhvaly

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEphongcachsongvi /strCate=phongcachsong
TIN MỚI

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEhonnhangiadinhvi /strCate=honnhangiadinh