Nhiệm kỳ làm dâu của "thím Út” là bao lâu?

24/11/2014 - 06:55

PNO - PNO - Dù ông bà nội tôi mất đã mãn tang nhưng mỗi khi về nhà chú Út thấy bàn thờ không có bông trái, nhang tàn khói lạnh là ba tôi lầm bầm “Con vợ thằng Út tệ thiệt...”. Mà, cái “con vợ thằng Út” ấy nay đã 52 tuổi rồi, đã...

edf40wrjww2tblPage:Content

Tôi không biết từ bao giờ dân gian ta có câu “Giàu út ăn/ khó út chịu”. Riêng với tôi, câu ấy kinh khủng lắm. Bởi ít có út nào được “ăn” nhưng út phải “chịu” lại rất nhiều. Vì nếu cha mẹ giàu, thế nào khi khuất bóng rồi các anh em cũng a lại đòi chia tài sản, mà pháp luật công bằng thì con trai con gái cũng được phần như nhau. Nhưng pháp luật hình như không đủ quyền năng để soi rọi tới góc khuất của việc “út chịu”.

Đó là những bàn thờ, những ngày Rằm, ngày giỗ, ngày Tết trong năm, người con dâu Út đều phải trang hoàng cho đầy đặn, ấm cúng. Các anh chị chồng sẽ cùng con cháu kéo vễ lũ lượt nhưng nếu người dâu Út không tiếp đãi đàng hoàng, thức ăn không đủ, phần gói về không nhiều, hoặc “mặt nặng mày nhẹ” là xem như vấp phải sự dè bỉu chê bai của các anh chị rất nhiều dù rằng nếu đổi vai trò thì họ khó có thể bằng một nửa của người dâu Út ấy.

Nhiem ky lam dau cua

Nội tôi có nhiều con trai, con gái. Các cô lớn lên thì theo chồng, các bác lớn lên lấy vợ thì ra riêng hết. Chú Út ở lại căn nhà tranh vách đất ngày nào cùng vợ vừa nuôi con khôn lớn, vừa chăm sóc cha mẹ già. Có dạo ông bà nội cùng bệnh, tôi “thày lay” thưa với ba mẹ rằng hãy đón ông bà về, mẹ chỉ lo chăm sóc, chị em chúng tôi sẽ góp tiền để thang thuốc cho ông bà. Nhà cửa mình có cực một chút nhưng sẽ ấm áp vui vẻ hơn. Ông bà nội chắc cũng sẽ mau lành bệnh vì nhận được sự yêu thương, chia sẻ trách nhiệm của con cháu chứ không phải “khoán trắng” cho chú thím Út.

Nhưng mẹ tôi ngần ngừ “Nhà ta đơn chiếc lắm… lại bé nhỏ thế này…”. Nhà tôi mà đơn chiếc ư? Ba mẹ và bốn đứa con, đứa nào cũng đi làm có thu nhập, ba thì làm vườn, mẹ buôn bán nhỏ lẻ ở chợ. Nếu so với nhà chú Út thì diện tích nhà ba mẹ tôi đã gấp hai lần. Điều chắc chắn khiến mẹ tôi ngần ngừ vì bao năm nay bà “không quen” làm dâu nên rất sợ… mẹ chồng khó tính. Ba tôi thì nói thẳng “Bây trẻ người non dạ không hiểu được chuyện đời đâu. Chú thím Út bây nuôi ông bà nội lâu nay không ai nói gì, chứ mình đón về nuôi bệnh vài ngày, không khéo ông bà khuất núi thì nó “bắt đền” tao biết làm sao?!”. À… hóa ra là thế. Vậy là ông bà nội tôi vẫn phải chịu sự ọp ẹp nghèo khó của câu “…khó út chịu” đến hết đời.

Tôi thấy thương thím Út, dù sau thím cũng đã làm bà nội bà ngoại rồi, nhưng vẫn phải làm dâu. Tưởng làm dâu đến khi cha mẹ chồng khuất bóng là xong. Ai dè còn phải làm dâu cho bao chiếc “miệng đời” của các anh chị nhà chồng. Buồn nhất là trong đám tang của ông bà, các cô, bác và ba tôi vẫn biết trăm thứ trà, nước, bánh trái, cơm, rượu… đều phải cần tiền. Nhưng họ lại rất cân nhắc khi móc túi mình ra. Mà tất tần tật đều “hỏi thím Út” vì họ bảo còn cả thùng tiền điếu kia, để chú thím Út bây… mua vàng đeo à!?


Nhiem ky lam dau cua  

Và sau đám tang, cuốn sổ mua hàng phục vụ đám được trưng ra, có cả chữ ký của người bán hàng. Thùng điếu được khui ra, đếm có rách cả mấy trăm chiếc phong bì màu tang thì cũng hụt hơn 10 triệu. Các cô, bác tôi lặng lẽ “chuồn êm” sau khi thòng lại câu “Vợ thằng Út tính khống đó, làm gì mà dữ vậy?”. Bây giờ, nghiệp làm dâu của thím Út tôi đã “thăng cấp” lên thành trăm năm chứ không mong gì “hết nhiệm kỳ” bởi đã chuyển sang “nghề” chăm sóc cho mấy chiếc ban thờ và phải ráng mở mắt thính tai mà “canh me” ngày xấu trời nào đó có người anh chị chồng nào “nổi hứng” về thăm mà lo trà nước, nhang khói để không bị trách móc, chê bai.

Tôi tự hỏi, có khi nào các cô, bác tôi tự đặt mình vào vai trò của thím Út, xem bản thân sẽ làm được mấy phần như thím không?

THÙY PHƯƠNG

Gần đây, câu chuyện thương tâm của một thai phụ ôm con trai hơn 2 tuổi nhảy xuống sông Lô đã tạo ra nỗi xót xa trong cộng đồng. Giữa những bàn tán của giới nữ, một lần nữa, đề tài “làm dâu” lại được các bà, các chị quan tâm: Giá như, chị ấy được nhà chồng cảm thông, giá như chị ấy biết cách bảo vệ mình…

“Chat với Hạnh Dung” cũng nhận được không ít tâm sự của những nàng dâu mới. Có người bỡ ngỡ trước “văn hóa” lạ lùng của nhà chồng: bắt các con dâu ăn riêng dưới bếp. Có người “choáng” trước phát biểu của mẹ chồng: “Chồng đánh vợ là chuyện bình thường”; “Đàn ông có vợ bồ bịch đâu có sao”…

Tuy nhiên, trong thực tế cũng có những phụ nữ thành công trong việc “hòa hợp” với nhà chồng, vừa “nhập gia, tùy tục”, vừa giữ được bản sắc riêng của mình.

PNO mở chuyên đề “Làm dâu” mong tạo được sự kết nối giữa các bà vợ, để cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm ứng xử đối với nhà chồng, nhằm có một cuộc sống an toàn và hạnh phúc.


Kính mời các bạn gởi bài, ý kiến, qua các địa chỉ:

-Trang chủ của PNO, vào mục Gửi bài ở cuối trang
-Hoặc theo địa chỉ: truongsonpntp@yahoo.com
-Hoặc viết vào phần Bình luận phía dưới mỗi bài của chuyên đề

Trân trọng cảm ơn

 

news_is_not_ads=

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEtinhyeuhonnhanvi /strCate=tinhyeuhonnhan

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEchuyennhavi /strCate=chuyennha

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEtinhvalyvi /strCate=tinhvaly

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEphongcachsongvi /strCate=phongcachsong
TIN MỚI

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEhonnhangiadinhvi /strCate=honnhangiadinh