Mẹ bầu có nguy cơ ung thư nếu uống nước sai cách

09/08/2015 - 07:01

PNO - Nhiều bà mẹ ở các vùng quê nông thôn vẫn uống trực tiếp nước mưa trong giếng vì rất mát và ngọt.

Sự tương tác giữa clo trong nước máy với các chất hữu cơ còn lại trong nước sẽ sản xuất ra trihydroxy, đây là chất gây ung thư.

Trong thai kỳ điều quan trọng là bạn không được để cơ thể mất nước, vì điều này dẫn tới một cơn chóng mặt. Nước còn giúp hấp thu tốt hơn những chất dinh dưỡng vào cơ thể mẹ và bào thai. Ngoài ra, uống nước “đánh bại” chứng trữ nước, giúp bạn giảm phù nề.

Nước không chỉ giúp tăng sức khỏe nói chung, các nghiên cứu cho thấy mẹ uống nước đủ giúp tăng lượng nước ối quanh bào thai; giúp mẹ đi tiểu đều, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu; đảm bảo nhu cầu máu tăng cao trong cơ thể mẹ và tránh mất nước khi mẹ đổ mồ hôi (bà bầu có xu hướng đổ nhiều mồ hôi do bào thai phát triển và tăng cung cấp máu).

Một số nhà khoa học tin rằng, uống không đủ nước làm tăng nguy cơ ngôi ngược, dây rốn quấn cổ và tăng nồng độ của phân su trong chất lỏng.

Phụ nữ có thai được khuyên nên uống nhiều nước hơn trong một ngày so với những người lớn khác. Tổ chức Y tế thế giới gợi ý là khoảng 4l nước lọc mỗi ngày cho phụ nữ mang thai (tăng thêm 0,5l nếu bạn đang cho con bú). Tối đa với thai phụ là 4,8l nước lọc/ngày, với phụ nữ đang cho con bú là 5,5l nước/ngày. Không nên lạm dụng nước vì có thể nguy hiểm nếu uống nước quá nhiều.

Me bau co nguy co ung thu neu uong nuoc sai cach

Mẹ bầu có nguy cơ ung thư nếu uống nước sai cách (ảnh minh họa)

Để không quên uống nước, luôn chuẩn bị sẵn cốc nước (chai nước) bên cạnh để dễ dàng uống nước khi cần.

Hãy cố gắng uống đều đặn trong ngày, đặc biệt khi áp lực bào thai khiến bạn ngại đi tiểu nhiều. Và nên ăn thêm nho, dưa chuột... thực phẩm giúp thêm lượng nước cho cơ thể, lại khiến bạn sảng khoái.

Những quy tắc uống nước an toàn cho mẹ bầu:

Hãy uống ngay khi không cảm thấy khát

Cứ cách hai tiếng mẹ bầu lại uống một cốc nước, như vậy đảm bảo sự trao đổi chất giữa mẹ và con diễn ra tốt nhất. Hãy để cốc nước ở nơi dễ nhìn nhất để bạn ý thức được việc đến lúc cần phải uống nước rồi. Đối với những phụ nữ làm việc ở công sở, bạn hãy để cốc nước trên bàn làm việc, cạnh quyển sách hay đọc…và uống bất cứ lúc nào nhé.

Không uống nước máy chưa đun sôi

Nhiều bà mẹ ở các vùng quê nông thôn vẫn uống trực tiếp nước mưa trong giếng vì rất mát và ngọt. Sự tương tác giữa clo trong nước máy với các chất hữu cơ còn lại trong nước sẽ sản xuất ra trihydroxy, đây là chất gây ung thư. Chính vì vậy mà phụ nữ có thai khi uống nước máy không đun sôi để lâu sẽ lại càng khiến lượng clo hữu cơ tiếp tục được chia nhỏ thành nitrit có hại trong cơ thể.

Tại Anh, nước máy có thể an toàn để uống. Bởi vì ở nước này, tiêu chuẩn làm sạch nguồn nước rất tuyệt vời. Còn phần lớn những nước khác, thai phụ nên dùng nước đóng chai hoặc nước đun sôi để nguội. Tốt nhất, bạn hãy sắm thêm bộ lọc nước trước khi uống để đảm bảo sức khỏe.

Nước đóng chai không phải luôn an toàn hơn nước đun sôi để nguội trong nhà bạn. Còn nước khoáng, lấy từ nguồn nước trong lòng đất có thể không có lợi do việc sử lý flo không tốt nên không có lợi cho sức khỏe của xương và răng.

Không uống trà trong cốc cách nhiệt

Nếu ngâm trà trong cốc cách nhiệt sẽ khiến giảm lượng vitamin tổng hợp và làm tăng các chất có hại như acid tannic, theophylline, dầu thơm...Các chất này lại kết hợp với các vitamin tổng hợp gây ra rối loạn hệ thống tiêu hóa và thần kinh.

Một số loại nước tuyệt đối không nên uống

Các loại đồ uống như cà phê, rượu, bia, trà... thường có chất caffeine, dù ở lượng ít hay nhiều. Caffeine có thể nhanh chóng ảnh hưởng xấu đến thai nhi qua nhau thai. Theo nghiên cứu thử nghiệm ở động vật, caffeine có thể gây ra hở vòm miệng, dị tật ngón chân hoặc bàn chân, nứt đốt sống hoặc không có hàm, không có mắt, không đầy đủ hóa xương, chậm phát triển tăng trưởng… Những hậu quả này cũng có thể xảy ra tương tự với người, vậy nên khi mang bầu, các mẹ tuyệt đối chú ý không nên uống quá nhiều loại nước này dù là của nhãn hàng nào.

Phụ nữ mang thai uống nhiều nước ngọt cũng có thể làm mất một số chất sắt gây ra thiếu máu. Bởi chất phosphate có trong nước giải khát có ga khi vào ruột kết hợp với sắt trong thực phẩm sẽ tạo ra các chất không mong muốn cho cơ thể con người.

Theo GĐVN

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI