Khi trẻ “lớn” hơn tuổi

07/12/2013 - 19:35

PNO - PNCN - Tôi là một bà mẹ ngoài 30 của hai đứa con trai, cháu lớn của tôi năm nay vừa vào lớp 1. Thường thì cháu thích xem các kênh hoạt hình trên ti vi và sở thích cũng không khác gì những bé cùng lứa, nhưng khoảng hơn ba tháng trở lại...

edf40wrjww2tblPage:Content

Một hôm, tôi từ nhà tắm bước ra và đang mặc chiếc váy ở nhà như mọi khi, con trai tôi chạy tới ôm mẹ và hai tay đút sâu vào cổ áo của tôi sờ soạng lung tung. Thoạt đầu tôi cũng nghĩ con chỉ mè nheo với mẹ nên tôi không để ý hành động khác thường của cháu, nhưng dần dần tôi thấy mọi chuyện không dừng lại ở đó.

Lần khác, có hai bé gái con của chị bạn tới chơi, con trai tôi hỏi mẹ: “Mẹ ơi! sao hôm nay nhà mình nhiều gái thế?”. Mấy hôm sau, con trai tôi chạy xe đạp trước sân nhà với mấy bé cùng lứa ở xóm, và cháu hỏi một bé gái: “Em yêu! Đi không em yêu, lên đây anh chở cho đi em yêu!”. Tôi không biết mình có quá nhạy cảm với những lời nói và hành động của con không, nhưng tôi thấy lo.

M.A. (Q.Tân Bình)

Khi tre “lon” hon tuoi 

Chào chị M.A!

Chúng tôi rất chia sẻ với những băn khoăn mà chị đang có, bởi lẽ, quả thực những biểu hiện của con chị đang rất “lớn” so với độ tuổi của cháu. Cháu vừa vào lớp 1, chỉ khoảng sáu tuổi. Trong khi, những hành vi, lời nói mà chị mô tả, chúng ta chỉ có thể thường gặp ở những bé trai bắt đầu vào tuổi dậy thì.

Tuy nhiên, theo những thông tin chị mô tả, chúng ta cũng không thể khẳng định là cháu dậy thì sớm. Việc cháu có dậy thì sớm hay chưa chúng ta còn phải cần nhiều thông tin hơn thuộc về yếu tố thể chất, tâm lý, xã hội. Riêng về những phát ngôn, biểu hiện hành vi thì rõ ràng, chúng tôi khuyên chị không thể xem thường và cần phải có những biện pháp tác động cụ thể đến cháu.

“Triệu chứng người lớn” ở cháu, nguyên nhân xuất phát từ rất nhiều phía. Trong độ tuổi này, trẻ đã ý thức khá rõ về bản thân mình: giới tính, hình ảnh bên ngoài,… đồng thời, trẻ cũng sẽ rất quan tâm đến những chủ thể khác (đặc biệt là những chủ thể khác với bản thân mình). Nhưng vì còn nhỏ để có thể có những hành vi “quan tâm” hợp lý nên việc cháu âu yếm mẹ, bất thần khám phá những điều mình tò mò là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó, sự bùng nổ về thông tin, sự phát triển của các kênh truyền thông cũng góp phần không nhỏ trong việc cháu có những phát ngôn gây sốc cho mẹ. Những kênh truyền hình (dù là dành cho trẻ em) cũng không thể “sạch” một cách tối đa... Những yếu tố này, đã cùng tạo nên những biểu hiện ở con trai chị.

Rõ ràng, nếu chỉ lo lắng mà không can thiệp kịp thời - im lặng như cách mà chị đang làm thì diễn tiến của vấn đề này rất khó lường.

Chị cần quan tâm nhiều hơn đến những chương trình ti vi mà con mình đang xem. Từ đó, giúp cháu tiếp nhận một cách có chọn lọc các thông tin từ những văn hóa phẩm giải trí mà cháu tiếp cận.

Để ứng xử với những phát ngôn gây ngỡ ngàng của con, chị cần kiên nhẫn trò chuyện cùng con một cách nhẹ nhàng để con có thể bộc bạch về “nguồn gốc, xuất xứ” của những ngôn từ mà con có. Từ đây, chị mới có thể “đo đếm” được mức độ phát triển của con mình và đưa ra cách thức giáo dục phù hợp.

Trong chuyện con “tò mò” và “khám phá”, chị cần cương quyết để con hiểu rằng có những chuyện con không được làm. Điều này là vì con cần phải tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình. Con cũng không được để người khác làm như thế với mình.

Cuối cùng, chúng tôi khuyên chị nên có sự phối hợp với nhà trường để có những tác động phù hợp trong việc giáo dục giới tính cho cháu.

Chúc chị kiên trì và thành công!

ThS Tô Nhi A (GV Trường CĐSPTƯ TP.HCM)

Thư cho chuyên mục xin gửi về địa chỉ: tuvandanhchochame@baophunu.org.vn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI