PNO - Dòng thời gian trôi, khó tổng kết hết về sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Nhớ lại sự hưng thịnh - thoái trào của những vật dụng đã gắn liền với cuộc đời mình, chẳng phải là những phút rất tuyệt diệu đó sao!
Một hôm con trai tôi, cậu trai thế hệ 9X bỗng hỏi in ronéo là gì. Khi tôi giải thích cho con về nguyên lý một loại hình in ấn thịnh hành ở Việt Nam từ hơn 30 năm trước, bao nhiêu kỷ niệm ùa về.
Lần đầu tiên tôi biết đến hình thức in ronéo vào mùa hè năm lớp Sáu (1970 - 1971) trường trung học Diên Khánh (Khánh Hòa) xuất bản tập san Mây ngàn - tuyển tập thơ văn của giáo viên và học sinh trong trường. Khi ấy thầy Lê Viết Minh là người phụ trách chính vì thầy viết và vẽ rất đẹp.
Niên khóa 1971 - 1972, trường xuất bản đặc san Đi giữa mưa thu. Đây là tuyển tập thi ca của liên lớp Mười, gồm những bài bình giảng thơ, chủ biên là thầy Đinh Thư. Tôi biết rất rõ quá trình hình thành nên tập san này bởi anh tôi làm “tổng thư ký”. Trình bày chính vẫn là thầy Minh.
Hồi ấy trong nhà tôi có cây bút stencil để viết trên giấy sáp in ronéo. Thầy Minh viết và vẽ trên giấy stencil làm nên cuốn đặc san có hình thức rất đẹp. Tuy nhiên, kiến thức của tôi khi đó chỉ dừng lại ở tờ giấy stencil và cây bút. Mãi đến khi làm việc ở Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Khánh, tôi mới tiếp cận máy in ronéo.
Dòng thời gian ngược trở về thời điểm cơ quan tôi có trụ sở ở 50 Trần Phú, Nha Trang, một biệt thự kiểu Pháp, trong khuôn viên rộng toàn những cây bàng. Đến mùa, lá bàng rơi dày. Khó quên được những chiều thứ Bảy cả cơ quan dọn vệ sinh mà chủ yếu là quét lá bàng rồi gom lại đốt.
Nhớ những buổi trưa mùa đông của cái thời “ngủ bàn”, nằm nghe tiếng sóng biển ầm ầm. Bạn bè đồng nghiệp nằm co nói chuyện suốt trưa.
Phía sau phòng hành chính có một phòng nhỏ cửa mở ra bên hông tòa nhà, bên trong đặt một máy in ronéo. Văn thư là chị Lộc. Thỉnh thoảng giải lao, tôi đến phòng chị và xem chị in ấn. Sau này, vì yêu cầu công việc, tôi cũng tự in ronéo được. Đầu tiên là đánh máy trên giấy stencil. Phần đầu giấy stencil là bìa cứng có đục lỗ để gắn vào máy ronéo. Có ba lớp: giấy sáp màu trắng, giấy than và giấy bìa. Gắn giấy stencil vào máy đánh chữ (không kẹp ruy-băng), mục đích đục lỗ giấy sáp. Chữ hiện lên nhờ lớp giấy than. Giấy bìa dày để giữ cho stencil không bị lệch.
Sau đó xé bỏ lớp giấy bìa và giấy than rồi gắn stencil vào máy in ronéo và bôi mực lên rồi quay và đếm. Người đánh máy phải rất cẩn thận không để sai sót, vì sai là hư mất tờ giấy stencil. In cũng vậy, phải chú ý để giấy in ra không bị nhòe chữ, xiên xẹo, gấp nếp…
In ronéo là một nghề “làm ăn” rất được những năm ấy. Thế hệ tôi chắc nhiều người còn nhớ.
Còn nữa, thịnh hành vào giai đoạn từ năm 1976 ở Sài Gòn có nghề in ronéo những bản nhạc trẻ Anh, Pháp... Một tập nhạc khoảng mười bài. Thế hệ tôi đi học ở Sài Gòn (năm 1977) khó quên được những bến xe có nhiều người bán sách, báo dạo và thêm những tập nhạc này. Những người thích hát hay chơi đàn thường “lùng sục” tìm mua những bản nhạc yêu thích.
Rồi máy vi tính bắt đầu đưa vào cơ quan (khoảng năm 1989) với phần mềm tiếng Việt “sơ khai” là Vietrex, chạy trên hệ điều hành MS-DOS. Máy đánh chữ đến hồi cáo chung, nhường chỗ cho máy tính và máy in kim. Hình thức in ronéo vẫn còn. Giấy stencil được in trên máy in kim rồi in ronéo. Chữ trên văn bản đẹp hơn rất nhiều.
Cho đến khi hệ điều hành Windows thay thế MS-DOS, Vietrex cáo chung và máy ronéo cũng thành cổ vật khi máy photocopy giải quyết nhanh chóng những hạn chế của in litho (in thạch bản) đầu thế kỷ XX và in ronéo cuối thế kỷ XX.
Tôi nói chuyện với người bạn làm văn thư ở Sở Xây dựng Khánh Hòa từ năm 1976. Bạn kể vanh vách quy trình in ấn ronéo và những kỷ niệm “cười đau ruột” khi đặt giấy stencil bị ngược in ra văn bản chữ ngược, nơm nớp lo bị sếp mắng…
Dòng thời gian trôi, khó tổng kết hết về sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Nhớ lại sự hưng thịnh - thoái trào của những vật dụng đã gắn liền với cuộc đời mình, chẳng phải là những phút rất tuyệt diệu đó sao!
Đào Thị Thanh Tuyền
Chia sẻ bài viết: |
Bàng hoàng khi nghe tin 1 bé gái 3 tháng tuổi bị xâm hại, tôi lập tức tìm đọc thông tin và sự thật đã đẩy nỗi phẫn nộ đến tột cùng.
Trẻ tuổi teen dễ tổn thương và nổi quạu khi bị đùa cợt về chủ đề nhạy cảm như cái chết, bệnh tật, ngoại hình, chuyện tình cảm của con...
Một bé gái chỉ mới 3 tháng tuổi, vẫn là trẻ sơ sinh, bị chính người thân xâm hại. Thông tin khiến cộng đồng choáng váng, phẫn nộ.
“Không có sự "kê" nào là dễ dàng mà phải nỗ lực "nhấc" cái tôi lên, "chèn" vào đó những điểm còn thiếu.
Trà khô của cố đâu chỉ là thức uống. Gói ghém trong từng ngụm trà là kỷ niệm, là tình quê chan chứa, là nghĩa láng giềng đầm ấm chân phương.
Nhiều phụ nữ chọn già đi cùng sự tổn thương khi duy trì cuộc hôn nhân bên cạnh người bạn đời mà họ xem thường hoặc ghét cay ghét đắng.
Trên cung đường những giải chạy bộ xuất hiện một “vận động viên đặc biệt”: Em mới hơn 9 tháng tuổi, nhưng có kinh nghiệm… gần 1 năm chạy bộ.
Nhắc đến hè, ai cũng nghĩ về những chuyến đi chơi xa. Vậy nhưng mùa hè của trẻ vẫn có thể vui và bổ ích ngay cả khi ở nhà.
Khoảng trống mênh mông ba má bỏ lại, mấy chị em cố lấp cho đầy, cố choàng về phía nhau, làm tròn trịa 2 tiếng "gia đình"
Làm vợ chồng không nhất thiết phải phá cửa xông vào “căn phòng bí mật” của người kia.
Ngồi cạnh ba, lắng nghe tiếng mưa rơi ngoài hiên, tôi nhận ra thời gian trôi nhanh đến lặng người.
Mọi thứ đã lùi về miền ký ức nhưng trong tôi ngọn lửa nhen lên từ bếp cà ràng mãi ấm áp, sưởi cả tuổi thơ ký ức một thời nghèo khó.
Cho con tham gia các hoạt động sống xanh có thể làm thay đổi những hành vi đáng lo nơi con trẻ.
Với công nghệ bảo vệ tóc từ lớp phủ tourmaline và ion âm, mái tóc sẽ tránh khỏi những tổn thương trong quá trình tạo kiểu mỗi ngày.
Vân tin rằng, dù kết quả thi có thế nào, mẹ vẫn sẽ đón nhận bằng tất cả tình thương yêu và sự thấu cảm
Báo Phụ nữ TPHCM phối hợp với Hội LHPN TPHCM tổ chức chương trình tọa đàm truyền hình (talk show) với chủ đề “Kê lại chỗ lệch trong hôn nhân”.
Gần đây, một sản phụ ở Đồng Nai là thạc sĩ đã sinh con thuận tự nhiên tại nhà, không chấp nhận cắt dây rốn cho con...
Mỗi khi về đây, lòng tôi vẫn vấn vương những ký ức không thể nào phai nhạt.