PNCN - Không biết bằng con đường nào mà hơn bốn năm sau ngày xảy ra vụ án, hai lá thư của Nguyễn Thị Thuận (kẻ chủ mưu gây ra cái chết của ba người trong gia đình đại úy Nguyễn Chí Hưng năm 2008) lại đến tay bé Nguyễn Chí K. và cô giáo ở lớp của bé. Thuận nhờ cô làm cầu nối liên lạc với con trai để khi có cơ hội là gọi điện cho cô để gặp con… Thuận nói với bé K.: “Bố con mới chính là người có tội và cố tình đẩy mẹ vào tù. Con hỏi bố xem đêm đêm ngủ có thấy bác Hưng về đứng ở đầu giường không?”…
PNCN - Vợ chồng tôi là giáo viên tiểu học, có hai con gái bốn tuổi và chín tuổi. Gia đình tôi sống trong khu lao động mà hầu hết người lớn suốt ngày lao đầu vào mưu sinh, để con coi nhà trông em, tự lo ăn uống, đi học. Xóm tôi đã có mấy bé bị kẻ xấu “hại đời”, thậm chí có cháu gái mang bầu mà chẳng biết thủ phạm là ai.
PNCN - Mẹ ở sau nhà, nghe giọng con lanh lảnh tuyên bố khảng khái với đám bạn loi choi đang chơi ngoài sân: “Sau này tui không lấy chồng đâu, khổ lắm!”. Năm đó, con 13 tuổi, “chồng” có lẽ là một khái niệm vừa mơ hồ vừa đơn giản: giống như ba.
PNCN - Chị Giao Giao (sáu tuổi) và bé Dâu Dâu (bốn tuổi) là chị em họ, nhưng thân tình chẳng kém ruột thịt.
PN - Tuổi thơ tôi là hình ảnh con bé liều lĩnh và thích thú ngồi trên lưng trâu, là những mùa hè đi móc nhựa mít câu chuồn chuồn ở cầu ao vắng, là những ngày đi mò cua bắt ốc...
PN - Ba mẹ vẫn thường dạy cu Bin phải trung thực, không được nói dối, vì đó là tính xấu. Nhưng việc làm gương, không nói dối trước mặt con là chuyện không dễ.
PN - Mẹ chỉ biết chăm chăm kiếm tiền nên từ lúc con còn ẵm ngửa mẹ đã “giao khoán” con cho bà vú. Điều duy nhất mẹ thấy chưa yên lòng là tiền tháng này mẹ đưa cho bà vú có đủ xài không? Thậm chí cả lúc con sốt bỏ bú, bỏ ăn mẹ cũng tặc lưỡi, có bà vú bên cạnh thì lo gì.
PNO - Vài đứa bạn thắc mắc: “Sao bà toàn đi với…gái không vậy?”. Mình hỏi lại: “Thế bà nghĩ sao nếu tui chỉ toàn đi…với trai?”. Những đứa ấy phì cười: “Uh nhỉ”.
PNO - Ngày chị quyết định lấy hắn, gia đình phản đối kịch liệt. Cha mẹ nào lại muốn con gái mình trao thân gửi phận cho một kẻ vũ phu nổi tiếng, thỉnh thoảng lại đánh mẹ ruột lên bờ xuống ruộng, ba thì lãnh án tử hình vì tội giết người. Chị vẫn nhất quyết làm theo ý mình. Chị tin, tình yêu sẽ cải hóa được hắn. Có lẽ, vẻ ngoài đầy nam tính của hắn khiến chị mê mệt…
PNO - Hôm qua, mẹ nghe con trò chuyện với cô bạn gái qua điện thoại. Con gác đôi chân dài xinh đẹp của con lên bàn, vô tư nói với bạn: “Yêu đương gì mà khổ thế. Tui khuyên bà thật lòng đó, yêu đương thì phải hạnh phúc, vui vẻ. Lúc nào cũng phải rực rỡ hoa hoét quà tặng. Có thế thì mới đáng để gọi là yêu đương, để hãnh diện với mọi người. Còn không thì… nhấn nút biến ngay”.
PN - Nghe con dâu bàn chuyện thuê người giúp việc, ông cảm thấy không thoải mái, nên nhẹ nhàng góp ý:
PN - Mới đây, nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh ra mắt quyển Người ăn bóng - Những chuyện nhỏ (NXB Hội Nhà Văn, 2013). Trong “nồi lẩu thập cẩm” chuyện đời với 330 mẩu ngắn có, dài có, độc giả đặc biệt chú ý đến mươi mẩu viết về trẻ con. Đó là những mẩu đối thoại, mô tả, suy gẫm giữa tác giả và con trai sáu tuổi tên Bo. Đang bắt đầu nhàm với đủ loại sách dạy kỹ năng làm cha mẹ, độc giả rất thú vị với cách nhìn, cách nghĩ của ông bố trẻ Hồng Minh.
PN - Từ nhỏ, nó ít khi gặp ba. Thỉnh thoảng ba đến, xoa đầu nó, đưa mẹ nó ít tiền rồi đi biệt. Một bữa, có người đàn bà dắt theo một đám người ào vào nhà nó, lôi mẹ con nó ra đánh tới tấp, chửi mẹ nó là thứ đàn bà hư, giật chồng người khác. Dì Út nó ào ra, choàng người lên mình mẹ con nó, oằn mình đỡ những trận đòn, miệng van xin họ tha cho hai mẹ con. Nó không hiểu chuyện gì, cứ khóc thét, tim như nhảy khỏi lồng ngực…
PN - Con trai về nhà hơi men nồng nặc. Ba nghĩ là đã có chuyện gì đó nghiêm trọng xảy ra nên con mới uống say như thế. 18 tuổi, con chưa bao giờ uống bia hay rượu. Con bước lảo đảo vào phòng riêng rồi đóng chặt cửa. Biết là chẳng thể hỏi chuyện con trong tình trạng như vậy, ba dằn lòng đợi đến ngày mai.
PNO - Vài hạt mưa lác đác trên thềm nhà rồi càng lúc mưa càng mạnh dần. Má tôi nhìn trời khẽ thở dài: “Vậy là ba mày lại có việc để làm rồi đấy Bi”. Hồi ấy tôi chỉ nghe vậy thôi. Còn bé xíu, lại mãi lăng xăng với những trò nghịch mưa, tôi nào có hiểu má nói gì. Chỉ biết, mỗi mùa mưa tới là má vừa lo vừa vui. Có lẽ, má vui vì ba sẽ có thêm công việc để làm.
PNO - Lần đó tôi dắt đứa con trai mười tuổi đến thăm Thầy, người dạy tôi môn văn suốt những năm cấp ba. Thầy hỏi cháu:"Thằng cu Bo của ông dạo này có ngoan không?".
PN - Làng tôi là làng thuần nông, nên nhà nào cũng ráng sắm một hai con trâu để cày kéo. Nhiệm vụ của đám con nít chúng tôi là mỗi ngày dắt trâu ra đồng cho ăn cỏ.
PN - Bố đi theo người phụ nữ khác. Mẹ dắt tôi về ngoại trong nước mắt. Năm ấy, mẹ chưa đầy 23 tuổi. Mẹ đã trở thành một bà mẹ đơn thân từ đó.
PN - Gia đình ba không chịu cưới mẹ vì ba mẹ không hợp tuổi và vì mẹ là “con hoang”. Ba mẹ tự dắt díu nhau ra ở riêng, định khi “gạo đã thành cơm” thì sẽ về tạ tội. Cuộc sống thiếu thốn nhưng ấm áp và hạnh phúc. Rồi khi con còn đang nằm trong bụng mẹ thì bất ngờ ba ra đi vì một tai nạn giao thông. Bụng mang dạ chửa, nỗi đau chất chồng, mẹ còn bị gia đình ba nguyền rủa, vì cho rằng ba gặp chuyện xui rủi là vì lấy mẹ.
PN - Má ngồi sau bếp lui cui vặt lông vịt, chuẩn bị món ăn mà con gái yêu thích. Nghe tiếng lao xao ở nhà trên, má biết con đã về. Có tiếng chân đi vội nhưng rất khẽ, rồi tiếng con nhỏ nhẹ thưa: “Thưa má, con mới về”. Má ngẩng lên. Con đứng đó, tóc cột buông lơi sau gáy, áo quần chỉn chu, nụ cười dịu dàng nhưng con mắt chớp lia, rưng rưng đỏ.
PN - Thời còn chiến tranh, ba thường xuyên theo đơn vị đi chiến đấu. Mẹ ở nhà tảo tần ruộng nương. Mười tuổi, ngoài giờ đi học, chị Hai nấu nước chè xanh mang ra ga Hương Phố (Hà Tĩnh) bán. Những ngày đi sơ tán, chị tranh với mẹ bế bé Út, vác đồ nặng để cả nhà đi gọn lẹ… Hòa bình, ba được điều chuyển công tác vào Sóc Trăng, mẹ bế bồng chúng em theo ba.
PNO - Mỗi khi nhớ lại buổi chiều hôm ấy, mẹ lại cười một mình. Mẹ đã chiến thắng sự ích kỷ, vô tâm thường ngày để tìm niềm vui nhỏ bé cho con gái của mẹ.
PNO - Tôi là người đồng tính. Phải mất nhiều thời gian và trải nghiệm tôi mới chịu chấp nhận điều đó và quyết định sống thật với chính mình.
PNCN - Tôi gia nhập gia đình ký túc xá đại học S. vào một buổi tối. Tôi đã ướt lướt thướt vì không có kinh nghiệm ứng phó với cơn mưa Sài Gòn. Một cái vali to đùng và một chiếc xe đạp, đó là tất cả hành lý nhập học của tôi. Phòng 107B lúc ấy chỉ còn một chỗ trống trên tầng hai chiếc giường tầng. Tôi leo lên, lục sách vở, giấy báo ra trải trên vạt gỗ, cũng may mẹ đã nhét theo cho tôi chiếc mền. Tôi quấn chặt mền, trở lưng qua lại trên đám giấy, ngủ đêm đầu tiên xa nhà. Nửa đêm, có ai đó lay lay, một bàn tay đưa cho tôi chiếc gối. Tôi lúng búng cảm ơn rồi kê đầu lên, nước mắt chợt nhòe ra, nhớ mẹ, nhớ nhà…
PNCN - Khi gia đình rơi vào nghịch cảnh, có những người phụ nữ đã đầu độc tinh thần con cái, bằng cách dựng lên những câu chuyện giả dối về những người ruột thịt, nhằm mục đích “chiếm” trọn tinh thần đứa trẻ. Họ đã không lường được hậu quả là đứa trẻ sẽ bị rơi vào trạng thái tâm lý bất thường...