Cô Sáu

29/11/2013 - 20:30

PNO - PN - “Có ai được như tui không?” - là câu nói vui của cô Sáu mỗi lần được… về tới nhà và chui vào “cái ổ” của mình hoặc được con cháu nói lời cảm ơn, tặng những món quà dù nhỏ xíu.

edf40wrjww2tblPage:Content

Ngẫm lại, con thấy cuộc đời của cô Sáu… không có gì là sung sướng cả. Cho tới giờ phút này, cô vẫn là người bảo bọc cưu mang tất cả chúng con mà chưa hề nhận lại được gì. 64 tuổi, cô Sáu vẫn làm nghề hướng dẫn viên du lịch dù các khớp tay chân thường đau nhức. Nhưng cô hồ hởi: “Sáu đi cả ngày cũng mỏi tay chân lắm, nhưng tới nơi, khi khách yên vị trong căn phòng của họ, Sáu đi dạo, ngâm chân dưới biển một chút đã hết mỏi rồi”.

Co Sau

Ông bà nội sinh nhiều con, nhưng hiện giờ chỉ còn lại ba của con và cô Sáu. Sau khi dang dở mối tình đầu, Sáu ở vậy phụ cha mẹ nuôi gia đình, em cháu. Vốn là cô nữ sinh Marie Curie, rồi là sinh viên Văn khoa Sài Gòn, nhưng khi cuộc sống biến động, cô Sáu nhận giữ em, bán rau muống, làm bánh mướn... Mỗi tối về dù mệt nhoài, cô vẫn giở truyện tiếng Anh, tiếng Pháp ra đọc vài trang rồi mới ngủ, vì sợ “chữ trả cho thầy”. Thời mở cửa, nhiều công ty du lịch cần người giỏi tiếng Anh, tiếng Pháp, vậy là cô Sáu lại xách ba lô lên đường, trở thành trụ cột kinh tế cho cả nhà. Thời đó, ba mẹ con về Giồng Riềng làm ruộng. Mỗi lần có dịp về quê, côSáu khăn gói cụ bị đủ thứ quà cho ông bà nội, em trai, em dâu và các cháu. Họ hàng khen Sáu sống dễ thương, hiếu thảo, rằng ba mẹ con may mắn vì luôn có cô bảo bọc, Sáu ôn tồn giải thích: “Nhà có hai chị em nhưng bao nhiêu cái may tôi nhận hết rồi, chỉ thương thằng em trai, mọi điều khó khăn, hoạn nạn nó gánh thay tôi. Tôi phải san sớt cho em cháu là chuyện đương nhiên”.

Kinh tế dần ổn định, cô Sáu rước cả gia đình lên Sài Gòn chung sống để ba anh em chúng con được học hành. Mãi sau này khi lớn lên, có dịp đi tour, con mới biết người hướng dẫn vất vả đến nhường nào. Rằng dẫn khách vào nhà hàng, khách sạn năm sao vài trăm đô một phòng, nhưng cô Sáu phải tìm chỗ trọ với giá bèo trong mùa đông Hà Nội, ăn gói xôi lót dạ giữa cái rét, để dành từng đồng tiền boa đóng học phí cho các cháu.

Ngày cô cháu còn ở xa, những lá thư cô gửi về Giồng Riềng giúp chúng con chăm ngoan hơn, cố gắng hơn trong học tập. Ở nhà, đứa nào có chuyện buồn lập tức cô Sáu có mặt bên cạnh, đôi lúc chỉ cần cô Sáu cho ngủ chung một lúc, cho ôm một cái… Trước đây, tới những thắng cảnh đẹp, cô chụp hình, ghi chép cẩn thận để cho con cháu, em út - những người “bị ở nhà” (theo lời của cô) cùng thưởng ngoạn. Còn bây giờ, hình ảnh được cô Sáu lập tức lưu vào máy, gửi cho từng đứa cháu cùng chiêm ngưỡng. Nhờ có cô mà cuộc đời rộng mở với tất cả con cháu.

 NGUYỄN ĐÔNG CHƯƠNG

Từ khóa Cô Sáu
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI