Có nên dọa trẻ?

23/11/2013 - 06:34

PNO - PN - Thứ Bảy con được nghỉ, ba cũng nghỉ. Tôi dẫn con đi thăm bạn của mình. Nhà đẹp, mặt tiền, con phố sầm uất. Quan trọng là bạn tôi có cô con gái trạc tuổi con để khi hai ông bố ngồi nói chuyện thì con cũng có bạn chơi cùng....

edf40wrjww2tblPage:Content

Như nhiều đứa trẻ đang học nói, con lặp lại “Phương đi vô! Ra đường công an bắt bây giờ”, không quên đưa tay chỉ chỉ cho giống điệu bộ của mẹ bạn trong khi bé Phương hoảng hốt quay vào nhà.

Tôi không nhớ đã bao nhiêu lần và ở những đâu tôi từng nghe thông điệp ấy - “công an bắt”, “ông già bắt”, “ông Kẹ bắt” hay những ông ba bị chín quai, con ma, con quỷ, con chuột, con gián... nào đó rất đáng sợ dường như vẫn luôn rình rập sẵn ở đâu đó chực chờ bắt các em bé mỗi khi chúng phạm sai lầm hay làm gì đó nguy hiểm, không đúng như phụ huynh muốn.

Có bao giờ bạn nghe ai đó nói với con em họ như thế? Có bao giờ chính bạn đã nói với con như thế? Vì sao? Tôi đã hỏi nhiều người như vậy và hầu hết câu trả lời là để trẻ vâng lời, rằng trẻ cần biết sợ một điều gì đó hoặc trẻ sẽ rất bướng, không thể dạy bảo được. Lý do nghe cũng hợp lý vì thực tình tôi từng chứng kiến nhiều đứa trẻ hư, bướng đến mức cha mẹ lắm khi bất lực. Thế nhưng dù nói thế nào đi nữa tôi vẫn không ủng hộ việc mang công an, ông già, con ma... ra dọa trẻ.

Co nen doa tre?

Khi bạn bị bạo hành, bị tấn công, cướp bóc hay gì đấy, bạn sẽ gọi ai giúp? Gọi công an. Thế thì tại sao bạn lại vẽ ra trong mắt trẻ một ông công an nào đó đáng sợ đến thế? Con ma là con gì, trông nó như thế nào? Bạn đã gặp con ma nào chưa và chúng đã làm gì tổn hại đến bạn chưa?

Tôi đồng ý rằng trong một số trường hợp, trẻ con cần phải sợ một cái gì đó. Chẳng hạn con trai tôi rất sợ mẹ buồn, mẹ khóc. Cháu cũng sợ không được ba kể chuyện cho nghe mỗi tối trước khi đi ngủ. Khi cháu không ngoan, tôi hay bảo: “Mì không ngoan, ba không thương, tối ba không kể chuyện cho nghe đâu”. Trong hầu hết trường hợp, bé sẽ nói: “Không chịu việc ba không kể chuyện cho nghe đâu". Tôi sẽ nói tiếp: “Vậy Mì ăn cơm (ví dụ thế) giỏi ba xem nào!”. Sau khi bé ăn xong muỗng cơm, tôi sẽ phải nói tiếp: “Mì giỏi quá! Ba thương quá! Hoan hô Mì!”. Cháu sẽ tiếp tục ăn trong vui vẻ vì được ba khen, ba thương. Đương nhiên là cháu xứng đáng có được niềm vui ấy vì đã ăn cơm rất ngoan kia mà!

Trở lại chuyện bé Phương nói trên. Tôi hiểu thông điệp đó có nghĩa là Phương không được ra đường. Ai mà biết được ra đường sẽ nguy hiểm thế nào với một đứa trẻ chưa đầy ba tuổi. Xe cộ, bắt cóc hay thậm chí chỉ đơn giản là bẩn chân tay. Nhưng như thế không có nghĩa là ông công an phải xuất hiện để dọa bé. Chúng ta hoàn toàn có thể xử lý tình huống ấy một cách nhẹ nhàng, đơn giản hơn nhiều.

“Phương đi vô với mẹ nào!” và khi bé quay vào, ta sẽ ôm bé, dặn “Mai mốt con không được tự ý ra đường nhé, không mẹ không thương đâu!”, hoặc “Mai mốt Phương muốn ra đường chơi phải cho mẹ đi với chứ! Không cho mẹ chơi cùng mẹ sẽ không vui đâu”. Đại khái vậy không tốt hơn sao?

Trên đường về, gần đến một ngã tư, tôi hỏi con: “Mì nè, chú công an có bắt con không?”. Nỗi lo thành hiện thực. Mì đáp: “Chú công an bắt con”. Tôi cãi: “Không, chú công an thương Mì. Chú công an không có bắt Mì”. Tôi dừng xe, chỉ cho con viên cảnh sát giao thông đang đứng chốt, bảo: “Ba dẫn con tới hỏi chú công an đường đến công viên Tao Đàn chơi nhé! Chú công an giỏi lắm! Chú nhớ đường đi công viên; ba quên đường mất rồi!” - tôi rủ con.

Đến gặp viên cảnh sát, tôi bảo cháu hỏi đường đến công viên Tao Đàn. Sau khi được chỉ đường, tôi bảo cháu “cảm ơn chú công an”, “chào chú công an” và cha con chúng tôi đi công viên.

 Thành Nhân

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI