Tiến sĩ “gàn”

18/03/2013 - 16:32

PNO - PN - Từ chối mức lương hơn 7.000 USD/tháng của những tập đoàn viễn thông lớn ở nước ngoài, tiến sĩ (TS) “gàn” Trần Văn Tín về phòng nghiên cứu nhỏ xíu ở P.Tân Chánh Hiệp, Q.12, TP.HCM sáng chế những sản phẩm công nghệ cao rồi...

TS Trần Văn Tín sinh năm 1966 trong một gia đình nghèo ở Quảng Nam. Năm 1987, anh đỗ thủ khoa Đại học Bách khoa TP.HCM và được học bổng du học ở Liên Xô (cũ). Năm 1995, anh bảo vệ luận án TS điện tử viễn thông loại xuất sắc. Về nước, anh giảng dạy tại ĐH Cần Thơ nhưng chỉ được vài tháng thì mẹ anh bị khối u ở não. Để có tiền cứu mẹ, TS Tín bỏ giảng đường, lang thang ở các tiệm điện thoại, đồ cũ ở đường Hồng Bàng, Trần Hưng Đạo (Q.5) mua đồ cũ về sửa rồi bán lại. Đêm, anh vào bệnh viện chăm sóc mẹ. Người bạn thân từng du học chung thấy anh cơ cực, tiếc tài năng nên giới thiệu anh về giảng dạy ở một trung tâm tin học. Sau đó, người bạn này còn mai mối cho anh em gái của mình là Ya Nguyễn Phương Trâm, sinh viên năm cuối Trường ĐH Kinh tế.

Tien si “gan”

Vợ chồng TS Trần Văn Tín làm chủ hôn lễ cưới một đôi thanh niên khuyết tật đầu năm 2013

Khác với vẻ xởi lởi, bộc trực của chồng, chị Phương Trâm trầm tính, rụt rè trong giao tiếp. TS Tín “bật mí”: “Cô ấy là người dân tộc K’Ho nên lúc nào cũng như giữ một khoảng cách với người giao tiếp. Ý kiến gì với chồng con, cô ấy đều từ từ bộc bạch. Việc gì Trâm cũng gánh vác nhưng chẳng bao giờ kể công. Trâm nói, tập tục của dân tộc cô là vậy, không cướp lời, cướp ý người đối diện. Với tôi, đó là những ưu điểm tuyệt vời của vợ”. Quả thật, chị Trâm ít nói nhưng rất siêng làm và nhẫn nại, ân cần với mọi người. Chưa đầy một tháng sau ngày cưới, Trâm đã giục chồng thực hiện mơ ước của anh: lập công ty giúp người khuyết tật. Chị kể: “Người gì ngủ với vợ mà cứ nhớ… mấy đứa con khuyết tật. Tối nào anh cũng than thở không biết làm sao để giúp chúng có việc làm, có tiền, có cơm ăn, chỗ ở. Tôi nói, nếu anh muốn, hãy cứ làm điều anh thích”. Từ đó, Trâm chăm sóc mẹ, quán xuyến gia đình, anh ra ngoài tìm cơ hội lập công ty…

Đầu năm 1999, anh sáng chế chiếc màng điện thoại chống xung động màng nhĩ, bảo vệ não trước sóng điện thoại. Công nghệ này khi đó còn quá mới mẻ với Việt Nam, lại đang lúc không có tiền nên anh đành bán cho một công ty của Malaysia với giá 24.000 USD. Chị Trâm nói: “Đó là công trình “có giá” duy nhất của chồng tôi và nhờ nó, chúng tôi mới có căn nhà này để ở; có chút vốn để bước đầu anh gầy dựng công ty”.

Hầu hết nguồn thu từ những nghiên cứu còn lại, anh dành hết cho trung tâm dạy nghề thanh niên khuyết tật để các em có việc làm. Hơn mười năm qua, Công ty Tập đoàn thanh niên do anh làm Chủ tịch hội đồng quản trị đã giúp hàng trăm thanh niên khuyết tật có việc làm, ổn định cuộc sống.

15 năm qua, chị Phương Trâm lặng lẽ bên chồng. Vì vậy, dù anh có bôn ba khắp chốn từ Bình Dương, Đà Nẵng, Kiên Giang (nơi có cơ sở hay trung tâm việc làm người khuyết tật trực thuộc công ty), đến sang Lào, Campuchia hay Hàn Quốc giảng dạy thì anh vẫn yên tâm bởi ở nhà đã… có vợ.

Nghi Anh

Từ khóa Tiến sĩ gàn
 

news_is_not_ads=

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEchuyennhavi /strCate=chuyennha

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEchamevaconvi /strCate=chamevacon

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEtinhvalyvi /strCate=tinhvaly

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEphongcachsongvi /strCate=phongcachsong
TIN MỚI

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEhonnhangiadinhvi /strCate=honnhangiadinh