Những loại cây trồng trong nhà giúp cải thiện sức khỏe

12/05/2025 - 08:02

PNO - Nhiều nghiên cứu cho thấy việc trồng cây trong nhà có thể nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất, mang lại năng lượng tích cực cho không gian sống.

Nếu không gian sống của bạn thiếu sức sống, thêm một vài chậu cây có thể nâng tầm thẩm mỹ của ngôi nhà, đồng thời cây cũng giúp tăng độ ẩm trong không khí.Dưới đây là một số loại cây trồng trong nhà tốt cho sức khỏe.
Dưới đây là một số loại cây trồng trong nhà tốt cho sức khỏe.
Trầu bà Philodendron - Trầu bà Philodendron rất dễ trồng, có thể sống tốt trong nhà nếu được cung cấp đủ ánh sáng gián tiếp và nước. Chúng phát triển tốt ở nhiệt độ trong nhà thông thường. Có rất nhiều giống khác nhau để lựa chọn như birkin, heartleaf, imperial green... Đây là loại cây lý tưởng cho người mới bắt đầu.
Trầu bà Philodendron - Trầu bà Philodendron rất dễ trồng, phát triển tốt ở nhiệt độ trong nhà thông thường, có thể sống tốt nếu được cung cấp đủ ánh sáng gián tiếp và nước. Có rất nhiều giống khác nhau để lựa chọn như birkin, heartleaf, imperial green... Đây là loại cây lý tưởng cho người mới bắt đầu - Ảnh: Pexels
Cây kim tiền - Cây kim tiền cần khoảng 6 giờ ánh sáng gián tiếp mỗi ngày và tưới 2-3 tuần 1 lần. Tuy nhiên, bạn nên để xa trẻ nhỏ và vật nuôi vì lá của nó có thể gây độc nếu ăn phải.
Cây kim tiền - Mỗi ngày, cây cần ánh sáng gián tiếp khoảng 6 giờ và tưới 2-3 tuần 1 lần. Nên để cây xa trẻ nhỏ và vật nuôi vì lá cây có thể gây độc nếu ăn phải - Ảnh: Pexels
Cây tai voi (Elephant Ear) - Cây tai voi cần nhiều nước và không gian vì có thể phát triển rất lớn. Tuy nhiên, lá cây có thể gây phồng rộp miệng, buồn nôn và sưng lưỡi, miệng và mắt nếu ăn phải.
Cây tai voi (Elephant Ear) - Cây cần nhiều nước và không gian vì có thể phát triển rất lớn. Lá cây có thể gây phồng rộp miệng, buồn nôn và sưng lưỡi, miệng và mắt nếu ăn phải - Ảnh: Freepik
Cây dây nhện (Spider Plant) - Cây dây nhện (tên khoa học Chlorophytum comosum) rất dễ sống, “có thể sống sót cả khi bị lãng quên”. Chúng có thể sống trong điều kiện ánh sáng yếu và thích hợp để treo hoặc để trên giá. Các cây con (gọi là “pups”) mọc ra từ cây mẹ có thể dễ dàng tách ra và trồng riêng.
Cây dây nhện (Spider Plant) - Cây rất dễ sống, “có thể sống sót cả khi bị lãng quên”. Chúng có thể sống trong điều kiện ánh sáng yếu và thích hợp để treo hoặc để trên giá. Các cây con (gọi là “pups”) mọc ra từ cây mẹ có thể dễ dàng tách ra và trồng riêng - Ảnh: Unsplash
Cây lưỡi hổ (Snake Plant) - Cây lưỡi hổ có lá mọc thẳng đứng, rất dễ chăm sóc. Chỉ cần tưới khi đất khô, chúng có thể sống ở bất kỳ môi trường ánh sáng nào và gần như không cần chăm sóc thường xuyên. Tuy nhiên, chúng cũng độc đối với vật nuôi.
Cây lưỡi hổ (Snake Plant) - Cây rất dễ chăm sóc. Chỉ cần tưới khi đất khô, chúng có thể sống ở bất kỳ môi trường ánh sáng nào và gần như không cần chăm sóc thường xuyên. Tuy nhiên, chúng cũng độc đối với vật nuôi - Ảnh: Pexels
Cây xương rồng và sen đá (Succulents & Cacti) - Đây là lựa chọn hoàn hảo cho những ai hay quên tưới nước. Cây nha đam (aloe vera) trong nhóm này còn có đặc tính chữa lành vết thương và bỏng. Tuy nhiên, cần dùng đất thoát nước tốt và đừng tưới quá nhiều vì quá nhiều nước sẽ làm chúng chết.
Cây xương rồng và sen đá (Succulents & Cacti) - Đây là lựa chọn hoàn hảo cho những ai hay quên tưới nước. Cây nha đam trong nhóm này còn có đặc tính chữa lành vết thương và bỏng. Tuy nhiên, cần dùng đất thoát nước tốt và đừng tưới quá nhiều vì sẽ làm chúng chết - Ảnh: Freepik
Cây lan ý (Peace Lily) - Lan ý dễ chăm sóc và phù hợp với không gian ít sáng. Chúng báo hiệu cần nước bằng cách héo nhẹ. Cây có thể sống nhiều năm và nở hoa trắng thường xuyên. Tuy nhiên, nếu trẻ nhỏ và vật nuôi ăn phải, có thể bị nôn mửa hoặc sưng lưỡi.
Cây lan ý (Peace Lily) - Lan ý dễ chăm sóc và phù hợp với không gian ít sáng. Chúng báo hiệu cần nước bằng cách héo nhẹ. Cây có thể sống nhiều năm và nở hoa trắng thường xuyên. Tuy nhiên, nếu trẻ nhỏ và vật nuôi ăn phải, có thể bị nôn mửa hoặc sưng lưỡi - Ảnh: Pexels
Cây cao su (Rubber Plant) - Cây cao su (Ficus elastica) trồng trong nhà rất đẹp và dễ sống. Chúng chỉ cần tưới mỗi tuần 1 lần. Cây này cũng độc nếu ăn phải, nên cần đặt ở nơi trẻ em và thú cưng không với tới.
Cây cao su (Rubber Plant) - Cây trồng trong nhà rất đẹp và dễ sống. Chúng chỉ cần tưới mỗi tuần 1 lần. Cây này cũng độc nếu ăn phải, nên cần đặt ở nơi trẻ em và thú cưng không với tới - Ảnh: Unsplash

Cây dương xỉ (Ferns) - Dương xỉ trồng trong chậu treo hoặc trên giá sẽ rất đẹp. Chúng cần ánh sáng vừa và đất luôn ẩm, nên sẽ đòi hỏi bạn chăm sóc nhiều hơn một chút.
Cây dương xỉ (Ferns) - Dương xỉ trồng trong chậu treo hoặc trên giá sẽ rất đẹp. Chúng cần ánh sáng vừa và đất luôn ẩm, nên bạn cần chăm sóc chúng nhiều hơn một chút - Ảnh: Pixabay
Cây trầu bà (Pothos) - Trầu bà có lá hình trái tim, màu xanh hoặc pha vàng. Chúng rất dễ trồng, chỉ cần ánh sáng gián tiếp và không cần tưới nước thường xuyên. Với hình dáng đẹp và dễ sống, chúng mang lại cảm giác thư giãn và gần gũi với thiên nhiên.
Cây trầu bà (Pothos) - Trầu bà có lá hình trái tim, màu xanh hoặc pha vàng. Chúng rất dễ trồng, chỉ cần ánh sáng gián tiếp và không cần tưới nước thường xuyên. Chúng mang lại cảm giác thư giãn và gần gũi với thiên nhiên - Ảnh: Pexels
Cây thường xuân (English Ivy) - Cây thường xuân có thể trồng trong nhà hoặc ngoài trời, đặc biệt thích hợp trong chậu treo hoặc để leo lên giàn. Chúng phát triển tốt dưới ánh sáng trực tiếp và cần tưới kỹ khi đất khô.
Cây thường xuân (English Ivy) - Cây có thể trồng trong nhà hoặc ngoài trời, đặc biệt thích hợp trong chậu treo hoặc để leo giàn. Chúng phát triển tốt dưới ánh sáng trực tiếp và cần tưới kỹ khi đất khô.
Các loại thảo mộc (Herbs) - Những chậu thảo mộc nhỏ như húng quế, ngò tây, hương thảo hay bạc hà không chỉ giúp gian bếp thêm xanh mát mà còn góp phần vào lối sống lành mạnh. Một số loại như hoa cúc và oải hương còn có tác dụng giảm lo âu. Khi được sử dụng làm trà hoặc gia vị, các loại thảo mộc này cung cấp vitamin, khoáng chất và chất chống ô xy hóa tốt cho sức khỏe - Ảnh: Freepik
Các loại thảo mộc (Herbs) - Những chậu thảo mộc nhỏ như húng quế, ngò tây, hương thảo hay bạc hà giúp gian bếp thêm xanh mát, góp phần vào lối sống lành mạnh. Hoa cúc và oải hương có tác dụng giảm lo âu. Khi được sử dụng làm trà hoặc gia vị, các loại thảo mộc này cung cấp vitamin, khoáng chất và chất chống ô xy hóa tốt cho sức khỏe - Ảnh: Freepik

Theo bác sĩ Amy Rothenberg - Chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ Y học tự nhiên Massachusetts (Mỹ), cây trồng “tác động tích cực đến sức khỏe, cảm xúc và tinh thần của con người. Tuy nhiên, chúng không thể thay thế cho phương pháp điều trị y tế.

Thanh Vân (theo goodhousekeeping)

 
TIN MỚI

news_is_not_ads=