Sợ dịch, nhưng cha mẹ than trời 'con nghỉ sao mà đi làm?'

02/02/2020 - 15:38

PNO - Sự thiếu quyết liệt của ngành giáo dục đặt phần đông phụ huynh vào tình huống khó xử: Cho con nghỉ hay đi học?

 

Không dám cho nghỉ vì... sợ phụ huynh?

Chị Thu Ngân đang công tác tại quận Phú Nhuận (TP.HCM) nói: “Đưa về quê cũng không được, vì di chuyển tàu xe tùm lum, tiếp xúc nhiều. Mang con theo đi làm cũng không tránh được tiếp xúc nhiều người. Với gia đình neo người, chỉ có nước nghỉ làm”.

Rất nhiều người cũng nghĩ như chị: Sợ con nghỉ học mất bài, không theo kịp chúng bạn. Không lẽ dịch kéo dài thì phải cho con nghỉ học 1 tháng hay 2 tháng?

Một lớp học thời corona tại Hà Nội. Ảnh minh hoạ
Một lớp học thời corona tại Hà Nội. Ảnh minh hoạ

Có lẽ áp lực từ phụ huynh, từ dư luận chính là lý do khiến ngành GD-ĐT nhiều tỉnh thành không dám cho học sinh nghỉ học mà căng mình nhận trẻ. Một hiệu trưởng thừa nhận “sợ” phụ huynh bởi từng có cảnh: chỉ cho học sinh nghỉ học một hôm vì dự báo bão, rồi bị dư luận la ó sau khi bão chuyển hướng.

Hiện, ngành giáo dục vẫn chọn cách: Trường học tăng cường ứng phó với dịch để dạy học. Còn phụ huynh nào muốn đảm bảo an toàn hơn cho con em thì xin phép, nhà trường sẽ cho nghỉ.

Hoá ra, người làm giáo dục nhìn vào phản ứng của phụ huynh mà quyết định việc mở hay đóng cửa trường, bỏ qua các yếu tố xã hội quan trọng khác? Thiển nghĩ, trong trường hợp xui rủi, lỡ học sinh đi học mà bị lây nhiễm, thì liệu phụ huynh sẽ ngừng la ó? Ngành giáo dục lúc ấy liệu có tránh được làn sóng phản ứng dữ dội không chỉ của phụ huynh mà là cả xã hội?

Tôi cũng nghĩ, mỗi phụ huynh chỉ có 1-2 đứa con, trong điều kiện khẩn cấp như thiên tai dịch bệnh, nếu bạn không chủ động bảo vệ con, mà sợ vì trông con không thể đi làm, sợ con ở nhà quậy phá, sợ mất bài… xem như bạn muốn đẩy sự an toàn của chúng cho nhà trường. Hãy nhớ rằng, nhà trường vốn chỉ là cơ sở giáo dục chứ không phải cơ sở y tế với đầy đủ kiến thức, thiết bị hay kỹ năng phòng chống thiên tai...

Bộ GD-ĐT “đá bóng” quyết định nghỉ hay không nghỉ về cho lãnh đạo các sở giáo dục và hiệu trưởng trường học, thòng một cụm chữ: "Trong trường hợp cần thiết" trong văn bản. Xin hỏi, như thế nào là “nếu cần thiết” khi mà hiểu biết của các nhà quản lý giáo dục về dịch bệnh là khác nhau?

Một văn bản được đánh giá là
Một văn bản được đánh giá là "ỡm ờ" của Bộ Giáo dục Đào taọ, gây phản ứng trong nhiều diễn đàn cha mẹ học sinh

Tại TP.HCM, các trường đang căng mình phun khử trừng để chuẩn bị đón học sinh. Nơi nào cũng mua máy đo nhiệt, khẩu trang, nước rửa tay… Nhưng, bao nhiêu đó có đủ chống lại “Cô- Vy”? Thử nghĩ, học sinh trung học còn có thể đeo khẩu trang cả ngày và nhớ lời dặn hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người khác. Trẻ mầm non, tiểu học thì có thể chịu đeo khẩu trang suốt cả ngày ở trường? Quá trình ăn ngủ bán trú sẽ đảm bảo không tiếp xúc trực tiếp với cô, với bạn? Trẻ mầm non đi vệ sinh còn phải nhờ cô rửa thì phòng bệnh bằng cách nào? Chúng ta đâu biết được người nào đang ủ bệnh, vậy sao có thể loại trừ cô giáo hay bạn học?

Có nhiều cách giảng dạy mà học sinh không cần tới trường mùa dịch

Nơi đông người, trong đó có trường học là nơi dễ dàng lây nhiễm bệnh, nhất là loại bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người sang người. Vậy mà Bộ GD- ĐT lại ra văn bản trái khoáy với nội dung: không khuyến khích nghỉ học, nhưng khuyên học sinh tới nơi đông người phài đeo khẩu trang phòng dịch.

Hiệu trưởng một trường THPT tại quận 1 TP.HCM thổ lộ: "Nếu Bộ trưởng hỏi mình: Học sinh sắp vào học lại, cô có lo lắng không? - Lo lắm Thầy ạ. Kì nghỉ tết, học trò đi khắp nơi, du lịch cùng gia đình. Tuổi ăn tuổi chơi, biết có xui rủi bị nhiễm virus. Thời gian ủ bệnh, rồi học tập sinh hoạt chung... Nếu Bộ trưởng hỏi mình: Lùi thời gian trở lại trường 1 tuần, 2 tuần thì có ảnh hưởng đến chất lượng kết quả của HS không? Mình sẽ trả lời: 'Thưa, không. Trường học hiện nay, trong định hướng chủ động xây dựng kế hoạch dạy -học và Kiểm tra đánh giá HS, hoàn toàn có thể điều chỉnh Kế hoạch trong tình huống đặc biệt, vừa khoa học vừa nhân văn. Đó là sức khỏe của mỗi học trò, giáo viên và của cộng đồng".

Trường tiểu học quốc tế Việt Mỹ (Bình Thạnh - TPHCM) đã tính đến phương án cô giáo các môn sẽ livestream bài giảng cho những học sinh nghỉ ở nhà. Tương tự, trường Newton tại Hà Nội lên phương án học online tại nhà.  

Tại sao một nhà quản lý cấp trường đã tính được như vậy, còn những cấp cao vẫn còn lưỡng lự? Đừng lo ngại cái quy định học sinh không được nghỉ quá 45 ngày/năm học nữa. Đó là cái quy định cứng nhắc. Sức khoẻ của hàng triệu học sinh- thế hệ tương lai của đất nước này- không quy định nào quan trọng hơn. Nhưng nghỉ học tạm thời ở nhà không có nghĩa là không học. Trường học thông minh, 4.0 để làm gì khi mà trường học không thể livestream giảng bài cho học sinh hay hướng dẫn học sinh tự học?

Cuối cùng, phụ huynh hãy nghĩ kỹ trước khi quyết định, vì đi làm hay ở nhà giữ con, đó vẫn là sự lựa chọn của riêng bạn.

 

Thanh Thanh

 

 

news_is_not_ads=

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEtinhyeuhonnhanvi /strCate=tinhyeuhonnhan

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEchuyennhavi /strCate=chuyennha

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEtinhvalyvi /strCate=tinhvaly

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEphongcachsongvi /strCate=phongcachsong
TIN MỚI

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEhonnhangiadinhvi /strCate=honnhangiadinh