Người dân châu Âu và Úc hoảng loạn mua sắm giữa mùa dịch COVID-19

19/03/2020 - 12:18

PNO - Thủ tướng Úc Scott Morrison yêu cầu người dân ngừng tích trữ thực phẩm thiết yếu, dừng hành động đổ xô mua sắm và tranh giành hàng hóa tại các siêu thị.

 

Viễn cảnh người dân đổ xô mua sắm, tranh giành hàng hóa tại các siêu thị diễn ra trầm trọng tại Úc. Mới đây, thủ tướng Úc Scott Morrison thẳng thắn yêu cầu ngừng tích trữ thực phẩm thiết yếu: “Dừng lại đi. Không hợp lý, không hữu ích và tôi phải nói, đó là một trong những điều đáng thất vọng nhất tôi từng thấy về cách hành xử của người dân Úc khi đối mặt với cuộc khủng hoảng dịch bệnh. Đây không phải là con người của chúng ta”.
Cảnh nhiều người đổ xô mua sắm, tranh giành hàng hóa tại các siêu thị đang diễn ra tại Úc. Mới đây, thủ tướng Úc Scott Morrison đã yêu cầu người dân ngừng tích trữ thực phẩm thiết yếu: “Dừng lại đi. Không hợp lý, không hữu ích và tôi phải nói, đó là một trong những điều đáng thất vọng nhất tôi từng thấy về cách hành xử của người dân Úc khi đối mặt với cuộc khủng hoảng dịch bệnh. Đây không phải là con người của chúng ta”.
Bỏ qua mọi lời kêu gọi giữ bình tình giữa mùa dịch, người dân Úc vẫn tăng cường mua sắm dẫn đến tình trạng nhiệu siêu thị ở ở các thành phố như Melbourne, Brisbane, Perth và Sydney cháy hàng trái cây, rau thit, gạo và các loại đồ khô khác.
Bỏ qua mọi lời kêu gọi giữ bình tĩnh giữa mùa dịch, người dân Úc vẫn tăng cường mua sắm dẫn đến tình trạng phần lớn siêu thị ở các thành phố như Melbourne, Brisbane, Perth và Sydney "cháy" các mặt hàng trái cây, rau, thịt, gạo và các loại đồ khô khác.
Anh Matthew Weijers chia sẻ với CNN thậm chí không thể mua được tã lót cho con gái vì hoảng loạn mua hàng trên diện rộng. “Thật điên rồ, mọi người đã cùng nhau vượt qua đám cháy từng và bây giờ họ lại chiến đấu để tranh giành hàng hóa trong siêu thị”, anh nói.
Anh Matthew Weijers chia sẻ với CNN, anh không thể mua được tã lót cho con gái vì hoảng loạn mua hàng trên diện rộng. “Thật điên rồ, mọi người đã cùng nhau vượt qua cháy rừng và bây giờ họ lại chiến đấu để tranh giành hàng hóa trong siêu thị” - anh nói.
Trong ngày hôm nay, các chuỗi siêu thị hàng đầu bắt đầu cấm người dân mua nhiều hơn 2 sản phẩm đóng gói, cuộn giấy vệ sinh cũng bị hạn chế chỉ được pháp mua mỗi người một cuộn. Tony Mahar, giám đốc điều hành Liên đoàn Nông dân Úc khẳng định với ABC: “Chúng tôi chắc chăn sẽ không hết lương thực” và kêu gọi mọi người hãy yên tâm.
Trong ngày hôm nay, 19/3, các chuỗi siêu thị hàng đầu tại Úc bắt đầu cấm người dân mua nhiều hơn 2 sản phẩm đóng gói. Giấy cuộn vệ sinh cũng hạn chế, mỗi người chỉ được phép mua một cuộn. Tony Mahar, Giám đốc điều hành Liên đoàn Nông dân Úc khẳng định với ABC: “Chúng tôi chắc chắn sẽ không hết lương thực” và kêu gọi mọi người hãy yên tâm.
Hình ảnh được chụp ngày 15/3, tại London, Anh, mọi người đều rời khỏi siêu thị với những giỏ xe đầy ắp hàng hóa, đặc biệt là giấy vệ sinh. Kể từ lúc dịch bệnh bùng phát, người dân Anh bắt đầu tích trữ nhu yếu phẩm.
Hình ảnh được chụp ngày 15/3, tại London, Anh. Mọi người đều rời siêu thị với những giỏ xe đầy ắp hàng hóa, đặc biệt là giấy vệ sinh. Kể từ lúc dịch bệnh bùng phát, người dân Anh bắt đầu tích trữ nhu yếu phẩm.
Người dân náo loạn, chen chúc nhau trong một siêu thị. Tính đến sáng 19/3, Anh ghi nhận 71 người chết và 2.626 bệnh nhân dương tính SARS-CoV-2.
Người dân chen chúc nhau trong một siêu thị. Tính đến sáng 19/3, Anh ghi nhận 71 người chết và 2.626 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.
Những kệ hàng chống trơn, thông báo hết hàng là tình trạng xảy ra thường xuyên tại nhiều siêu thị và các cửa hàng bách hóa tại Anh trong những ngày gần đây.
Những kệ hàng trống trơn, thông báo hết hàng là tình trạng xảy ra thường xuyên tại nhiều siêu thị và các cửa hàng bách hóa tại Anh trong những ngày gần đây. 
Trong khi đó tình hình tại Pháp cũng không khá khẩm hơn. Vài giờ trước khi khi Tổng thống Emmanuel Macron ban bố lệnh giới hạn đi lại nghiêm ngặt trên toàn quốc, triển khai hơn 100.000 cảnh sát thực hiện lệnh phong tỏa, dự kiến kéo dài trong 2 tuần, người dân đồng loạt đeo khẩu trang trên đường phố, siêu thị có ý thức hơn.
Tình hình tại Pháp cũng không khác biệt. Vài giờ trước khi Tổng thống Emmanuel Macron ban bố lệnh giới hạn đi lại nghiêm ngặt trên toàn quốc, triển khai hơn 100.000 cảnh sát thực hiện lệnh phong tỏa dự kiến kéo dài 2 tuần, nhiều người Pháp đã đổ xô đến siêu thị.
Hình ảnh được ghi nhận trong 1 siêu thị tại thành Lille, phía Bắc nước Pháp, nhiều hàng hóa bán hết sạch, chỉ còn một số mặt hàng rải rác trên kệ. Hiện, chính phủ Pháp đã đóng cửa tất cả nhà hàng, quán cà phê, rạp chiếu phim và các doanh nghiệp kinh doanh không cần thiết, ngoài trừ siêu thị và hiệu thuốc vẫn hoạt động.
Hình ảnh được ghi nhận trong 1 siêu thị tại thành Lille, phía Bắc nước Pháp, hàng hóa bán hết sạch. Hiện, chính phủ Pháp đã đóng cửa tất cả nhà hàng, quán cà phê, rạp chiếu phim và các doanh nghiệp kinh doanh không cần thiết, chỉ cho phép siêu thị và hiệu thuốc hoạt động.
Lát đát vài bóng người đi bộ tại quảng trường. Theo chia sẻ của người dân Pháp, mấy ngày qua trên các tuyến đường quốc lộ các phương tiện giao thông đi lại giảm đáng kể so với khung cảnh đồng đúc, dày đặc trước đây.
Lác đác vài bóng người đi bộ trên quảng trường. Theo chia sẻ của người dân Pháp, mấy ngày qua thành phố vắng lặng hẳn so với khung cảnh đông đúc trước đây. Tính đến sáng 19/3, Pháp ghi nhận 264 người chết cùng 9.134 ca nhiễm SARS-CoV-2.

Chung Thu Hương (theo CNN và News)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI