Nếu sớm hiểu, đã đỡ đau hơn

06/10/2013 - 07:50

PNO - PNCN - Tôi nhớ dịp 14/2 và 8/3 năm ngoái, Phong - con trai tôi, hăm hở mua quà gói giấy kiếng, thắt nơ đẹp, kẹp vào tấm thiệp xinh xinh. Tôi hỏi, Phong “bật mí”: để tặng bạn gái. Tôi nghe mà mừng gấp trăm lần Phong tặng những món...

edf40wrjww2tblPage:Content

Giận quá, tôi đẩy mạnh hơn nữa liệu pháp “cai” thói đồng tính. Tôi dẫn con đi các trung tâm tư vấn khắp thành phố. Nó ngậm tăm, răm rắp theo tôi. Có chuyên viên khuyên tôi không được để Phong tiếp xúc với người đồng tính, có chuyên viên gieo hy vọng rằng Phong chỉ ngộ nhận, khi thực sự trưởng thành (độ tuổi 21) sẽ tự điều chỉnh xu hướng tính dục. Thế là tôi lại tiếp tục hy vọng. Nghe đồn có vị sư giỏi về mảng này, tôi bắt con chở đến. Thầy cho rằng con tôi phải ăn tuyến thực phẩm “dương” để lấn át phần “âm”. Tôi khấp khởi mừng, về “quy hoạch” lại thực đơn cho con. Nó ngoan ngoãn ăn. Thái độ hợp tác thiện chí của Phong khiến tôi càng tin tưởng.

Nhưng sau tất cả giải pháp, Phong vẫn lén lút hẹn hò với bạn trai. Cùng đường, tôi gửi “tối hậu thư”: “Con không nghe lời thì đừng ở trong căn nhà này nữa!”. Ngay sau đó, tôi nhận được bức thư cạn tỏ nỗi lòng của con. Phong hứa có thể vì mẹ mà làm tất cả chỉ trừ việc yêu con gái. Phong xin ba mẹ tiếp tục cưu mang thêm một năm để tốt nghiệp đại học rồi sẽ ra đi. Lần đầu tiên, tôi dám đối mặt với sự thật rằng Phong không thể thay đổi chứ không phải Phong ương bướng, bất chấp cảm giác ê chề, tuyệt vọng của ba mẹ.

Neu som hieu,  da do dau hon

Chị Thu Lan và Phong (bìa phải) tham quan các quầy hội chợ do cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới tổ chức vào cuối tháng 8/2013

Theo sự dẫn dắt của Phong, tôi tham gia Pflag (pflag.vn, nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của cha mẹ, gia đình và bạn bè của người đồng tính, song tính, chuyển giới). Tôi nhận ra mình đã sai lầm khi bắt ép con sống lệch. Tôi đã vì mình, đã áp đặt kỳ vọng lên con nhiều quá mà không nghĩ đến hạnh phúc đích thực của nó. Rất may, Phong chưa có những hành động nông nổi, dại dột khi bị ép vào đường cùng. Tôi rùng mình khi nghe bi kịch của nhiều gia đình khác, có đứa con đồng tính đã tự tử vì bị ép vào ngõ cụt. Nếu sớm hiểu, tôi đã không có những lời nói, hành động gây tổn thương con, làm bế tắc mối quan hệ vốn tốt đẹp trong gia đình.

Nếu con tôi không lọt vào số ít (3-5% dân số) thì tôi cũng không có cơ hội tiếp cận những thông tin khoa học chính xác về giới này. Thật khó trách những người kỳ thị, chỉ vì họ thiếu kiến thức. Đồng nghiệp của tôi toàn trình độ đại học, trên đại học, sống ở TP.HCM tràn ngập thông tin nhưng khi đề cập đến những người thiểu số tình dục thì cho đó là bọn học đòi, a dua, lây nhiễm. Họ rẻ rúng cười cợt con bóng, thằng “xăng pha nhớt”. Tôi rất bức xúc, phẫn nộ nhưng không dám ra mặt bênh vực.

Tôi từng đại diện cho Pflag TP.HCM tham dự hội thảo với các đại biểu Quốc hội (tháng 5, 7/2013) nhưng vẫn vấp phải nỗi sợ vô hình khiến tôi không dám công khai mình là mẹ của đứa con gay. Tôi vẫn giấu bên nội và người ngoài. Dù đã chấp nhận con nhưng từ trong sâu thẳm, tôi vẫn không đành lòng. Sự chấp nhận chỉ nửa vời. Nếu tiếp nhận thông tin chính thống trước khi phải đối phó với cảnh ngộ này, chắc tôi sẽ nghĩ thoáng hơn và nhờ thế mà ít đau hơn.

Rồi đây công việc của con có trở ngại gì không, chuyện con cái của nó thế nào, nó với bạn tình biết lấy gì để ràng buộc, chuyện tài sản của “vợ chồng” nó sẽ tính sao, nếu có tranh chấp phát sinh thì sao? Tôi mong luật sẽ cho phép kết hôn đồng giới để xã hội bớt kỳ thị, người đồng tính được bảo vệ và có điều kiện xây dựng mái ấm bền vững. Đồng tính là xu hướng tính dục tự nhiên, không phải bệnh, không thể chữa trị. Chẳng ai biết đồng tính sẽ rơi vào gia đình nào. Sự khắt khe, lên án có thể làm tổn hại thêm với những người không đáng bị ruồng rẫy. Xã hội đừng bỏ quên con của chúng tôi!

Thu Lan (Q.7)

Mời bạn đọc chia sẻ tâm sự, câu chuyện của mình qua địa chỉ toimuonsongthat@baophunu.org.vn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI