Giảm áp lực khi chăm sóc người già

24/06/2015 - 11:20

PNO - PN - Chúng ta hầu như đều tin rằng người già thường trái tính trái nết, đặc biệt với những ai đang trực tiếp chăm sóc người già. Tôi từng có trải nghiệm về điều này trước đây trong mỗi dịp về thăm gia đình. Những lúc đó tôi thường dành khá nhiều thời gian ngồi cạnh giường để trò chuyện với bà nội - thời điểm đó bà tôi đã nằm một chỗ do tai biến nhưng đầu óc vẫn hoàn toàn tỉnh táo.

Tôi thấy thích thú với những gì bà kể về chuyện hồi xưa nhưng cũng thường hay nghe bà phàn nàn là “tụi nó” (ba mẹ, các em tôi) không cho tao ăn. Có lần mẹ tôi nói vọng vào sao mẹ kỳ vậy, con vừa đút cho mẹ ăn xong thì thằng Uy nó mới vào ngồi chơi với mẹ đó chứ đâu. Bà tôi bật cười thành tiếng ra chiều ưng ý lắm. Đó cũng là thời điểm mà tôi bắt đầu nghĩ về những nhu cầu của người già. Thật không dễ chút nào cho những người chăm sóc trực tiếp người già hàng ngày, nhất là những người do bệnh tật đi lại hạn chế hay phải nằm một chỗ.

Chăm sóc người già không đơn giản và có thể kéo dài đến mức làm nản lòng con cháu. Những gợi ý dưới đây có thể giúp người chăm sóc giảm bớt áp lực và căng thẳng trong công việc của mình:

- Hiểu rõ giới hạn của bản thân. Chăm sóc người già là công việc cần nhiều thời gian, công sức, và thậm chí có thể làm bạn sa sút tinh thần khi phải chứng kiến những người yêu thương ngày càng yếu đi vì bệnh tật. Nếu việc chăm sóc gây ảnh hưởng xấu đến gia đình riêng, đến sức khỏe và tinh thần của bạn, nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ người thân hoặc từ chuyên gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Giam ap luc khi cham soc nguoi gia

- Đừng mong đợi nhận được sự khích lệ hay đánh giá cao từ người già, đặc biệt là các cụ ông cụ bà mắc chứng mất trí nhớ. Não bộ của người cao tuổi không hoạt động tốt như trước, đặc biệt khi mắc chứng mất trí nhớ. Sự suy giảm nhận thức đồng nghĩa với việc người già có thể không đánh giá hay khen ngợi nỗ lực của bạn. Sự suy giảm này cũng liên quan các thay đổi hành vi như nghi ngờ, đổ lỗi và khó chịu, bực dọc. Vì thế, bạn chỉ cần làm tốt bổn phận làm con - người chăm sóc bởi đơn giản việc đó là đúng đắn. Đừng nhìn vào thái độ của họ để đánh giá việc thực hiện bổn phận hay công việc của bạn.

- Yêu quý bản thân và những nỗ lực đã bỏ ra. Đôi khi những nỗ lực của bạn không thành công, bạn có thể cảm thấy nghi ngờ về những điều đã làm, hoặc cảm thấy có lỗi vì đã nổi giận khi người già tỏ ra quá khó khăn và việc chăm sóc quá vất vả. Nhưng bạn vẫn luôn cố gắng để đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt nhất cho những người già và làm điều ấy bằng trái tim chân thành. Bạn cần khích lệ bản thân vì đã dũng cảm và mạnh mẽ đối diện với khó khăn. Bạn cần trân trọng và đánh giá cao những nỗ lực của chính mình.

- Hãy nghỉ ngơi. Bạn quá tất bật trong việc chăm sóc, điều phối công việc, quản lý gia đình riêng và các vấn đề cá nhân đến nỗi quên mất thời gian đã bỏ ra. Bạn quên dừng lại? Hãy chăm sóc cơ thể và làm dịu tâm hồn, để điều mang đến cho bạn sức mạnh và tiếp tục hoàn thành tốt vai trò của mình.

NGÔ MINH UY
(Chuyên gia tham vấn tâm lý - Trung tâm Đào tạo và Dịch vụ Tâm lý chuyên nghiệp WE Link)

 

news_is_not_ads=

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEtinhyeuhonnhanvi /strCate=tinhyeuhonnhan

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEchuyennhavi /strCate=chuyennha

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEtinhvalyvi /strCate=tinhvaly

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEphongcachsongvi /strCate=phongcachsong
TIN MỚI

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEhonnhangiadinhvi /strCate=honnhangiadinh