Cảm ơn sự bao dung, độ lượng

20/11/2014 - 06:40

PNO - PN - Sau 35 năm, những học trò niên khóa 1974-1977, Trường cấp III Xuân Đỉnh (Từ Liêm, Hà Nội) mới có dịp về thăm thầy cô, họp mặt lớp. Thầy trò tóc bạc như nhau, bùi ngùi ôn lại chuyện cũ. Vợ chồng thầy Tôn, cô Yến; vợ chồng...

edf40wrjww2tblPage:Content


Lớp mình ngày ấy có bốn tổ với 26 nam, 25 nữ; giờ người ở Hà Nội, người ở miền Nam, người định cư nước ngoài, có bạn đã về miền xa ngái… Họp mặt sau thời gian dài xa cách, thầy cô “đặc cách” lập thêm tổ 5 - “Tổ cá biệt”, gồm những học trò chịu học nhưng cũng chịu… quậy ngày xưa. Chúng em, bốn thành viên “tổ 5” cảm ơn thầy cô và các bạn đã luôn bên cạnh với sự nghiêm khắc và yêu thương, dù ngày ấy nhiều bạn bực mình vì chúng em nghịch phá. Cả lớp vô cùng cảm động với chia sẻ của thầy Tôn chủ nhiệm: “Tôi già rồi, bị Alzheimer. Tôi đã dạy biết bao thế hệ học trò, có thể nhớ, có thể quên, nhưng với lớp mình tôi chưa hề quên đứa nào, từ những em ngoan ngoãn học giỏi đến các cậu nghịch ngợm nhất”.

Cảm ơn thầy cô luôn bao dung, độ lượng để chúng em có một lớp 8C - 9C - 10C gắn bó đến hôm nay.

 Tạ Thanh Tân (TP.HCM)

Chúng em đã yêu sử hơn

Cảm on sụ bao dung, dọ luọng

Bức hình chụp hơn 10 năm trước, thầy Tuấn cùng các học trò cũ

Hồi học cấp III, tôi nhớ nhất là thầy Bùi Anh Tuấn dạy môn sử lớp 11-12, Trường THPT Nguyễn Thông (Đinh Tiên Hoàng, P.8, Vĩnh Long). Qua cách kể chuyện hài hước của thầy, tôi và các bạn đã học chăm chỉ hơn, yêu môn lịch sử hơn. Sau ngày ra trường, nghe tin thầy bị tai nạn, chấn thương sọ não, đám học trò ai nấy đều xót xa. Hơn bốn năm xa trường lớp, may mắn đã mỉm cười khi thầy bình phục và tiếp tục công việc dạy học. Nhân ngày 20/11, em xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến thầy, mong thầy luôn mạnh khỏe để tiếp tục truyền đạt lòng yêu môn lịch sử đến học trò.

 Trần Thị Thùy Trang (TP.HCM)

Nhờ cô, em tự tin

Ngày nhỏ, tôi học văn rất tệ. Từ khi lên lớp 5, được cô Nguyễn Thị Lệ (Trường tiểu học Đoàn Kết, TP.Đà Lạt) dạy, tôi dần trở nên tự tin và ham thích môn văn hơn. Nhớ đề tập làm văn “Tả buổi học cuối cùng của em”, tôi ngồi viết say sưa. Cuối giờ, cô Lệ đọc cho cả lớp nghe bài làm của tôi. Tôi còn nhớ rõ, cô đọc được một đoạn thì nghẹn giọng, gọi bạn lớp phó lên đọc tiếp. Cô gỡ mắt kính, lấy khăn lau nước mắt, tim tôi thắt lại... Sau này tôi được gặp nhiều thầy cô khác; các thầy cô cũng lo lắng, động viên tôi nhưng chưa bao giờ tôi quên cô Lệ. Cô đã khiến tôi tự tin hơn về khả năng của mình.

Hơn 14 năm trôi qua, mỗi dịp 20/11, tôi lại nhớ về cô, rưng rưng xúc động.

 Nguyễn Ngọc Vân (TP. Đà Lạt)

Mái ấm yêu thương

Cảm on sụ bao dung, dọ luọng

Cô Thảo và bé Cẩm Tiên

Nhà nghèo, con ước mơ được cắp sách tới trường như bao bạn bè. Thật may mắn, con đã được cô nhận vào lớp học tình thương, dạy con viết chữ, làm toán, dạy con ngoan ngoãn. Con cảm ơn cô Thảo, con thương cô thật nhiều.

 Cẩm Tiên (Vĩnh Lộc B, Bình Chánh, TP.HCM)

Người thầy đáng kính

Con từng học võ nhiều nơi, nhưng đến khi gặp thầy, con mới biết mình may mắn. Không chỉ hướng dẫn tỉ mỉ từng động tác, thầy đặc biệt trau dồi “đạo” trong võ học. Thầy thử thách tính kiên trì, lòng trung thành, còn luyện chí cho các môn sinh. Nhờ thầy mà hôm nay con đã “sống” được với nghề, yêu nghề. Con không bao giờ quên công lao của thầy, người sáng lập võ đường Ngô Bông (Quảng Ngãi). Dù thầy không còn nữa, nhưng hình ảnh người thầy đáng kính vẫn sống mãi trong lòng chúng con.

 Bùi Văn Thiều (Q.Tân Bình, TP.HCM)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI