Bố mẹ ơi, con muốn chơi…

17/11/2014 - 17:04

PNO - PN - Chơi đùa, giao tiếp là nhu cầu hàng ngày của trẻ. Với những động tác sinh động, bố mẹ giúp bé nắm bắt được những cử chỉ biểu cảm ước muốn được chơi đùa và kết nối với mọi người một cách hữu hiệu. Cần nói rõ...

edf40wrjww2tblPage:Content

Chó

 Bo me oi, con muon choi…

Ngôn ngữ cử chỉ có thể giúp trẻ học cách nhận biết các vật nuôi. Cử chỉ thể hiện “chó” là động tác lấy bàn tay vỗ vào hông, tương tự như động tác gọi một chú cún đến. Bố mẹ có thể dạy bé động tác này bằng chính chú chó nuôi trong nhà hoặc sử dụng hình ảnh tượng trưng.

Mèo

 Bo me oi, con muon choi…

Cử chỉ tượng trưng cho con “mèo” cũng có thể được dạy tương tự. Đó là động tác mô phỏng hành động vuốt râu, chụm tay kéo ra xa vùng má và lặp lại vài lần. “Chó” và “mèo” là hai cử chỉ mà trẻ sẽ sử dụng nhiều, vì các bé vốn rất hứng thú với vật nuôi.

Đồ chơi

 Bo me oi, con muon choi…

“Đồ chơi” sẽ là từ trẻ rất hay sử dụng, để làm cử chỉ miêu tả từ này, kẹp ngón tay cái vào giữa ngón trỏ và ngón giữa thành một nắm tay, làm với cả hai bàn tay và lắc cổ tay như một đôi lúc lắc. Bố mẹ nên dạy bé bằng món đồ chơi lúc lắc hoặc tương tự.

Chơi

 Bo me oi, con muon choi…

Từ “chơi với…” cũng tương tự như “đồ chơi”, nhưng với ngón cái và ngón út duỗi thẳng ra. Hai từ “đồ chơi” và “chơi với” có thể được sử dụng cùng lúc để trẻ đòi chơi với một món đồ chơi gì đó hoặc tỏ ý muốn được chơi với người lớn.

Muốn

 Bo me oi, con muon choi…

Để thực hiện cử chỉ miêu tả từ “muốn”, ta đưa hai tay ra trước ngực với hai lòng bàn tay mở ra, sau đó kéo bàn tay vào cùng với việc nắm bàn tay lại giống như đang kéo một thứ gì đó về phía mình. Bố mẹ có thể tìm một vật làm ví dụ, chỉ tay đến nó và làm động tác “muốn”, sau đó đi lại mang vật đó đến chỗ của mình, như thế bé sẽ hiểu cách sử dụng từ này.

Cám ơn

 Bo me oi, con muon choi…

“Cám ơn” là một từ mà bố mẹ nên dạy bé sớm hơn cả. Động tác của cử chỉ “cám ơn” rất đơn giản, bạn chỉ cần chạm vào cằm bằng bàn tay duỗi thẳng, sau đó đẩy ra ngoài như động tác hôn gió, với hướng tay chỉ về phía người cần được cảm ơn. Bố mẹ có thể dạy bằng cách nhờ bé làm các “nhiệm vụ” nho nhỏ và sau đó ra dấu cám ơn bé.

Xin lỗi

 Bo me oi, con muon choi…

Cũng như “cám ơn”, “xin lỗi” là một từ phổ biến của phép lịch sự. Cử chỉ này được thể hiện bằng động tác nắm bàn tay và làm động tác xoa tròn trên ngực, ám chỉ lời xin lỗi đến từ trái tim. Hai từ “cám ơn” và “xin lỗi” rất cần được dạy cho bé cùng với vẻ mặt thể hiện tâm trạng rõ rệt.

Đau

 Bo me oi, con muon choi…

“Đau” là một từ rất quan trọng, bé có thể cho bố mẹ biết nguyên do tại sao bé không cảm thấy khỏe, thay vì chỉ khóc và làm quấy. Cử chỉ cho từ này được thực hiện bằng cách chạm hai đầu ngón tay trỏ vào nhau và chỉ vào nơi bị đau. Bố mẹ có thể để ý mỗi lần trẻ bị đau rõ ràng ở một nơi nào đó và thực hiện cử chỉ này cho trẻ hiểu, có thể sử dụng hình ảnh, tranh vẽ để làm ví dụ.

Ngoài các động tác của ngôn ngữ cử chỉ, cũng đừng quên rằng có rất nhiều cử chỉ, động tác thông dụng mà bố mẹ có thể dạy bé từ sớm như vẫy tay chào, vòng tay ạ hoặc đưa tay lên miệng xuỵt im lặng…

 XUÂN HẠO

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI