Tết của dâu trưởng: 'Năm nào về quê chồng ăn tết, đồ đạc cũng chất đầy ô tô 7 chỗ'

17/02/2018 - 06:00

PNO - Dâu trưởng mà, tết nào cũng về quê phục vụ bố mẹ chồng chu đáo như thế. Thậm chí, đợt vừa rồi có việc về quê giáp tết, mình đã làm một chuyến trước rồi.

Chị Nguyễn Thị Huệ, con gái Hà Nội, đã 7 năm làm dâu nhà chồng ở Nam Định. Năm đầu tiên từ Hà Nội về nhà chồng ăn tết, vì muốn gọn nhẹ, nên vợ chồng chị gởi tiền cho bố mẹ chồng để lo hộ tết ở nhà.

"Vợ chồng mình đã gởi cho bố mẹ chồng 12 triệu đồng để chi tiêu tết. Còn vợ chồng khi về quê chỉ mua một thùng kẹo, bánh. Lúc về tới nhà, nhờ bà nội chia cho các cháu. Với các cụ ngoài phong bao còn kèm lời phân bua rằng chúng mình đi làm cuối năm nhiều việc, đường đất xa xôi, các cháu còn nhỏ, nên chẳng kịp mua sắm gì, chỉ có chút ít mừng tuổi ông bà”, chị Huệ kể.

Tet cua dau truong: 'Nam nao ve que chong an tet, do dac cung chat day o to 7 cho'

Để có cái tết ở quê trọn vẹn cùng người thân, chị thường chuẩn bị hết những thứ cần thiết ngay những ngày giáp tết. Ảnh minh họa.

 

Thế nhưng dù đưa tiền chi tiêu tết cho mẹ chồng cả nửa tháng trước nhưng các cụ ở quê lại tiếc tiền không mua sắm tết nhiều. Do đó, mấy ngày về quê ăn tết, chị Huệ lại phải sấp ngửa ra chợ mua sắm. Rút kinh nghiệm năm đầu tiên, giờ mỗi dịp tết đến, tuy phải đi làm đến cận tết mới nghỉ nhưng cứ rảnh lúc nào là chị đi mua đồ. Để đến khi nghỉ tết, vợ chồng con cái chị chỉ việc chất đầy lên xe về quê.

Theo kinh nghiệm của nàng dâu trưởng chu đáo này, để có cái tết ở quê trọn vẹn cùng người thân, chị thường chuẩn bị hết những thứ sau ngay những ngày giáp tết ở Hà Nội:

- Tiền biếu bố mẹ chồng: 4 triệu

Dù đã sắm tết hết nhưng năm nào vợ chồng chị cũng biếu bố mẹ mỗi người 2 triệu.

- Tiền mua bánh kẹo thắp hương và biếu họ hàng: 3 triệu

Năm nào, chị Huệ cũng đi siêu thị mua những loại bánh ngon để biếu họ hàng và để thắp hương. Thông thường mỗi cô dì chú bác nội ngoại hai bên mỗi nhà 1 hộp (5-7 nhà) + Mỗi mâm cúng 1 hộp (5 mâm) và một hộp bánh to trên bàn thờ tổ tiên.

“Ở quê bánh kẹo, các loại hạt có rất nhiều. Thế nhưng không có bánh kẹo và các loại hạt ngon như ở Hà Nội”, chị Huệ khẳng định.

- Tiền mua lá dong, lạt, gạo nếp, nước mắm ăn tết: 2 triệu

Tết năm nào chị Huệ cũng đặt mua lá dong, gạo nếp, nước mắm từ Hà Nội về quê. Bởi gạo ở quê có rất nhiều nhưng không ngon. Nước mắm ở quê cũng không ngon bằng trên này. Vì thế, chị cứ lích kích mua sắm những vật dụng nhỏ nhất để gói bánh chưng.

- Rượu bia, nước ngọt: 3 triệu

Dù ở quê mẹ chồng đã chuẩn bị rượu nếp nhưng mỗi lần về quê ăn tết chị Hạnh không quên chuẩn bị vài chai rượu ngoại và 2 thùng bia, nước ngọt về quê.

- Hoa tươi: 4 triệu

Ngoài mua hoa tươi như hoa ly hoặc hoa dơn chơi Tết, chị Huệ thường mua một chậu lan Hồ điệp to hoặc 1 bình lan to để về nhà.

- Hoa quả: 2 triệu

Việc mua hoa quả tươi ăn tết, chị Huệ thường mua rất nhiều. Khi về quê, ra chợ thấy hoa quả ngon, chị lại mua tiếp. 

- Tiền mừng tuổi: 5 triệu

Vì họ hàng nhà chị đông nên khoản tiền mừng tuổi thường phải chuẩn bị nhiều nhất. 

Tet cua dau truong: 'Nam nao ve que chong an tet, do dac cung chat day o to 7 cho'

Để bánh chưng ngon, chị cũng mua gạo nếp, lá rong, đậu đỗ mang về nhà. Ảnh minh họa.

 

Ngoài tất cả những vật dụng trên chị Huệ chuyển về quê ăn tết, chị còn phải mang theo rất nhiều quần áo của vợ chồng con cái. Nhất là nếu tết rét thì chị phải mang nhiều vì sợ không có đủ quần áo mặc. Ngoài ra là đồ ăn riêng cho con cũng như sữa cho con.

“Còn rất nhiều đồ đạc cần phải mang về quê. Tết năm nào mình cũng chất đầy cả một ô tô 7 chỗ. Dâu trưởng mà, tết nào cũng về quê phục vụ bố mẹ chồng chu đáo như thế. Thậm chí, đợt vừa rồi có việc về quê giáp tết, mình đã làm một chuyến trước rồi. Hôm ấy vợ chồng khuân đồ ra ô tô, mấy chị hàng xóm cứ tưởng mình dọn nhà à. Nói chung mỗi lần về quê ăn tết cả nhà rủng rỉnh đồ đạc như dọn nhà”, chị Huệ vui vẻ cho biết.

Thanh Thư

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI