Khi thần tượng của con sụp đổ

09/05/2016 - 13:51

PNO - Hiện tượng giới trẻ hiện nay sùng bái thần tượng một cách thái quá đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tâm lý của trẻ.

Khi thần tượng sụp đổ lại gây ra sự lệch lạc nhân cách và hành vi. Lứa tuổi thanh thiếu niên ham thích cái mới, thích khám phá, tìm hiểu và tôn sùng những giá trị được coi là có sức ảnh hưởng lớn và có tác dụng lôi cuốn, thu hút, hấp dẫn theo số đông.

Thần tượng thường là con người cụ thể, thông qua một hành động khác biệt, một giọng hát hay, một hình dáng đẹp… Nếu trẻ tôn sùng thần tượng, coi đó như một tấm gương để phấn đấu học tập, lao động thì đáng trân trọng và người lớn nên khuyến khích, động viên. Ngược lại, cần phải nhanh chóng giúp đỡ trẻ khi thần tượng hóa một cách mù quáng, quá mức, dẫn đến những hành vi tiêu cực hoặc vượt qua sự kiểm soát của tình cảm và lý trí.

Trẻ thần tượng một nhân vật nào đó là hợp quy luật tâm lý tự nhiên. Trẻ trong độ tuổi 13-18 thường hướng tới một nhân vật nổi tiếng với tâm lý người đó là hình mẫu mình cầ n vươn tới. Chính vì vậy trong mọi hoàn cảnh các em thường so sánh với nhân vật mình ngưỡng mộ. Song, nếu các em thiếu kiểm soát nhận thức, cảm xúc và ý chí, có thể dẫn đến những hành vi đáng tiếc. Thực tế đã có những vụ tự tử vì thần tượng hoặc mắc những rối loạn tâm thần vì thần tượng.

Khi than tuong cua con sup do
Nhiều bạn trẻ phát cuồng vì các ban nhạc Hàn Quốc - Ảnh minh họa

Hệ lụy lớn

Ảnh hưởng đến nhận thức: Những trẻ thần tượng hóa quá mức thường có tâm lý ngộ nhận, đánh giá sai lệch và thường mê muội chạy theo thần tượng. Có hai chiều hướng suy nghĩ diễn ra: thứ nhất, nếu thần tượng đang được nhiều người quan tâm, ngưỡng mộ thì trẻ thường tôn sùng họ một cách tuyệt đối; thứ hai, là suy diễ n theo hướng tiêu cực, khi thần tượng đổ vỡ, trẻ trừng phạt bản thân, tự là m khổ mình như cứa dao lam vào tay, tẩy chay nhóm bạn cùng thần tượng...

Tác động lớn đến thái độ: Chán chường, bất mãn, khóc lóc, uất ức, đau khổ … khi thần tượng sụp đổ. Những cảm xúc tiêu cực thường vô hiệu hóa nhận thức gây nhầm lẫn trong quan sát, nhìn nhận vấn đề, làm mất khả năng tự chủ, giảm sút ý chí, từ đó bỏ cuộc hoặc rơi vào trạng thái “co cứng”, tê liệt hành động.

Lệch lạc hành vi: Một số trẻ từ đam mê, yêu thích thần tượng dẫn đến những biểu hiện thái quá như quên ăn, quên ngủ, quên học hành, chỉ nghĩ đến thần tượng. Khi thần tượng sụp đổ, trẻ tỏ ra thất vọng, chán nản, thậm chí, buông xuôi, tự làm đau mình để vơi bớt nỗi lòng. Nhiều em tham gia fanclub nên xảy ra chuyện đấu đá nhau để bảo vệ thần tượng của mình, hoặn lẩn trốn mọi người, ít giao tiếp, ít chia sẻ, tự hành hạ bản thân, tự sát… theo thần tượng.

Đồng hành với trẻ

Theo tiến sĩ giáo dục Nguyễn Minh Thức (ĐH Nguyễn Huệ): “Cuồng thần tượng ở độ tuổi thanh thiếu niên là rất nguy hiểm, nhất là trẻ vị thành niên. Các em dễ bị lôi cuốn theo thần tượng bằng những hành động thái quá . Nếu người lớn thiếu sự can thiệp kịp thời, trẻ sẽ có những hành vi gây nguy hại đến bản thân…”.

Để tránh “bệnh cuồng thần tượng” ở trẻ, cha mẹ cần định hướng kịp thời cho con, phân tích mặ t hạn chế của thần tượng để trẻ chấp nhận, điều chỉnh kịp thời những hành động theo sở thích, thói quen phù hợp. Cha mẹ cũng không được thần tượng hóa quá mức nhân vật, mà phải giúp trẻ hình thành những thần tượng đẹp đẽ trong tâm hồn.

Thường xuyên giáo dục, nhắc nhở các em trong việc lựa chọn những giá trị, hình mẫu phù hợp với lứa tuổi, nghề nghiệp. Đặc biệt, cần nhắc nhở trẻ tránh xa ảo vọng, tuyệt đối hóa một ai đó, mộ điệu một cách mù quáng.

Khi thần tượng của trẻ bị sụp đổ do vi phạm pháp luật hoặc do tự tử … cha mẹ hãy giúp trẻ vượt qua cú sốc tinh thần này. Tạo cho trẻ đời sống tâm lý tích cực bằng cách đáp ứng tốt cho trẻ các nhu cầu vật chất và tinh thần phù hợp. Tăng cường các hoạt động thể thao, du lịch… lý thú để trẻ nguôi ngoai tình cảm dành cho thần tượng.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI