Hồi đáp thử thách, bạn chọn kiểu nào?

28/03/2020 - 05:31

PNO - COVID-19 tác động đến cuộc sống, sức khỏe, kinh tế, công việc, học hành của chúng ta. Ai cũng phải đối mặt với những thử thách đó mỗi ngày.

Thường thì những thử thách mà chúng ta phải đối mặt không nằm trong tầm kiểm soát của mình. Tuy nhiên, có một điều hoàn toàn kiểm soát được, đó là hồi đáp của chúng ta đối với thử thách. Và việc đầu tư để hồi đáp hiệu quả nhất có thể làm tăng kết quả một cách đáng kể. 

Bạn hãy xem các kiểu hồi đáp để thấy rằng chúng ta di chuyển giữa tất cả các kiểu khác nhau tùy từng thời điểm, phụ thuộc vào cảm giác của chúng ta. Việc đánh giá có thể hữu ích, vì chắc chắn đây là thời điểm thử thách cao độ, và nó sẽ không nhanh chóng hạ nhiệt.

Vì vậy, chúng ta có thể thấy thời gian đang cho chúng ta cơ hội để xem xét chất lượng hồi đáp của mình, và “nâng cấp” nó bất cứ khi nào có thể. Điều này cũng giúp truyền cảm hứng cho những người khác. 

Các kiểu hồi đáp thử thách 

* Kiểu quá tải  

Chúng ta đang bị bao bọc bởi rất nhiều tiếng ồn, tin tức, thông tin, văn bản, hình ảnh… Những thông tin nhanh chóng bị thay đổi và lấp đầy bằng rất nhiều hình ảnh và thông tin khác. Tâm trí chúng ta cứ thế, nảy từ ý tưởng này sang ý tưởng khác, từ hình ảnh này sang hình ảnh khác. 

Sự “quá tải thông tin” kích thích tâm trí bạn chạy nhanh hơn, với nhiều suy nghĩ hơn. Và khi tâm trí được nuôi dưỡng bởi nhiều thông tin khác nhau với tốc độ nhanh thì rất dễ gặp tai nạn. Bạn sẽ không nhận thức rõ ràng thử thách thông qua sự “quá tải” trong tâm trí, và dĩ nhiên, kết quả của việc hồi đáp này hoàn toàn tiêu cực.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

* Kiểu đổ lỗi 

Khi đối mặt với thử thách, chúng ta thường trở nên tức giận, phàn nàn, bào chữa và đổ lỗi cho người khác. Chúng ta tranh luận như một luật sư để biện minh tại sao người khác sai và “thổi phồng” tình hình. Chúng ta luôn kiệt sức, mất thời gian, năng lượng và thường quá mệt mỏi cho việc làm này.

* Kiểu nạn nhân 

Chúng ta dành rất nhiều thời gian để cảm thấy tiếc nuối cho bản thân, và luôn nói với người khác rằng mình chính là nạn nhân của hoàn cảnh. Chúng ta sẽ bị mắc kẹt, loay hoay với vấn đề của chính mình, khi cứ mãi nghĩ rằng mình không may mắn, thay vì đứng dậy và đối diện với thử thách.

Chúng ta sẽ tìm thấy một số lỗi này hoặc lỗi khác trong tất cả các phản hồi có sẵn, vì chúng ta dành mọi tập trung vào việc trở thành nạn nhân, mà không muốn phản hồi khác đi để thay đổi hoàn cảnh và tiến về phía trước.

* Kiểu người quan sát tĩnh tại

Chúng ta biết rằng sau cơn mưa trời lại sáng, và sẽ luôn có giải pháp cho mọi thử thách. Chúng ta hãy bình tĩnh, tự tin. Chúng ta trở nên yên tĩnh và chuyển sự chú ý vào trong tâm trí mình, vượt ra khỏi sự ồn ào của những suy nghĩ nhanh chóng kia.

Điều đó thật đáng để kiên nhẫn. Tựa như khi lặn sâu xuống bên dưới một mặt biển đầy sóng dữ, chúng ta sẽ bắt gặp những êm đềm.

Làm được điều này, chúng ta có thể bắt đầu tiếp cận lương tâm của mình, yêu cầu lương tâm xem xét thử thách và cách hồi đáp hiệu quả nhất, bằng cách tự hỏi: “Trong thử thách này, cách hồi đáp chất lượng cao nhất tôi có thể chọn là gì?”, hoặc: “Trong thử thách này, sự lựa chọn tốt nhất tôi có thể đưa ra là gì?” mà một tâm trí bận rộn và ồn ào không bao giờ có thể nghĩ ra được. 

 Trish SummerfiEld 
(Cố vấn Inner Space Việt Nam)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI