Giúp con không có nghĩa là “con bày, mẹ dọn”

15/03/2023 - 05:59

PNO - Sự tự nguyện của các bà mẹ chỉ bắt đầu gây hại khi con coi đó là việc đương nhiên của mẹ.

Thời nay ai cũng có thể trở thành đầu bếp giỏi vì có YouTube, mở ra là học được bao nhiêu món ăn và bánh trái trên khắp hành tinh này. Thế nên khi con gái dần lớn, tỏ ra thích nấu nướng, các bà mẹ luôn ủng hộ và sẵn lòng phụ con. Thường thì con làm, mẹ ở cạnh bên dọn một cách tự nguyện xen lẫn hài lòng.

Khi món ăn thành công, mọi lời khen đều dành cho con gái, coi như tất cả là thành quả của con, bỏ qua khoảnh khắc bà mẹ hì hụi dọn dẹp.

Ảnh mang tính minh họa - Shutterstock
Ảnh mang tính minh họa - Shutterstock

Tâm lý mẹ có cực một chút mà con vui, con làm được là mẹ sướng lắm. Ngày một, ngày hai chuyện đó thành quen và con gái sẽ coi chuyện mẹ dọn là bình thường đến mức trở thành quan niệm có người làm ắt có người dọn, rửa. Cô bé sung sướng thấy mình khéo léo, tài năng; tự hào vì được khen mà quên mất những công việc còn lại sau đó. Với cô bé hay cậu bé lúc này, nấu ăn thực sự trở thành một cuộc trình diễn để tự sướng và gây chú ý cho mọi người.

Khi đã bắt đầu làm được kha khá, con có thể sẽ bắt đầu chê và phủ nhận cách nấu ăn hay chế biến của mẹ (điều đó ta chấp nhận được). Nhưng để con coi mẹ như người dọn dẹp, “hốt hụi chót” là không nên; bởi lâu dần sẽ hình thành nơi con thói quen cái gì mình không làm, bỏ đấy là có mẹ làm. Thời hiện đại rồi 4.0, con phải ra khỏi nhà để học hành, làm việc, tụ tập hẹn hò rất nhiều, ít đứa con nào để tâm đến chuyện nhà cửa, nhất là ngôi nhà đó do cha mẹ gầy dựng, bao lâu vẫn có bàn tay mẹ chăm sóc.

Thói quen vô tâm của con phần lớn do cha mẹ. Khi món ăn vừa xong, bạn bè kéo đến, bàn tiệc được bày ra, mẹ giục con thay đồ đẹp lên tiếp khách. Trong vai trò “con cá lau kiếng”, mẹ tiếp tục lui cui sau bếp, dọn tất cả những gì con bừa phứa ra. Trên phòng khách, tiếng cười nói của con và bạn có làm mẹ vui không? Vui chứ, có gì mà trách chúng đâu.

Ảnh mang tính minh họa - Jcomp
Ảnh mang tính minh họa - Jcomp

Ngày xưa, thời mẹ còn trẻ, mỗi khi họp mặt bạn là chúng bạn xúm xít vào, đứa dọn chén, đứa rửa ly, lau bàn, giờ có đứa nào định làm là phụ huynh gạt ngay: “Thôi để đấy cho bác”.

Sự tự nguyện của các bà mẹ chỉ bắt đầu gây hại khi con coi đó là việc đương nhiên của mẹ, thành một lối sống và nếp nghĩ bình thường của con trẻ trong nhiều gia đình.

Con trẻ hôm nay chỉ làm việc chúng thích, từ chối tất cả những việc chúng không thích, cho là không đáng. Mẹ càng cầu toàn, muốn mọi sự hoàn hảo, càng cúi mình làm thay con thì con cái càng ỷ lại.

Tôi thực sự sợ hãi khi con gái lấy chồng. Nghe vợ chồng chúng cãi cọ nhau mới đau lòng và buồn làm sao. “Em đã nấu rồi, anh phải dọn rửa; em đẻ và cho con bú, anh phải dọn tã và tắm rửa cho con”…

Nhiều thứ lặt vặt trong một gia đình khi được phân chia, tưởng là hay, là bình đẳng giới nhưng sẽ là rất tệ nếu bên trong đó là sự ỷ lại, đành hanh. Va chạm, bất mãn cũng từ đấy mà ra, làm sao gia đình êm ấm được.

Tâm lý “kẻ làm, người dọn” trở thành một lối sống chỉ cần xong việc của mình, còn thì mặc kệ người khác, khó coi lắm. Một khi trở thành tính cách, một quan niệm hành xử khi con cái vào đời thì thật không hay.

Làm mẹ nên chậm lại một chút, quan sát con cái kỹ một chút và ngay từ khi con còn nhỏ, phải tập cho con biết tự dọn đồ chơi, tự biết cất dép, cặp sách vào đúng chỗ. Mẹ không nên nhận bất cứ việc dọn dẹp nào thay con khi con bày ra. Con làm ít cũng được, nhưng đã làm đến đâu phải tự dọn đến đó để chúng hiểu, làm việc gì cũng phải dọn dẹp cho ngăn nắp, như vậy mới tính là xong việc.

Công việc dọn dẹp là một khâu quan trọng trong bất kể sự bày biện nào, trong chuyện bếp núc hay các lĩnh vực khác của đời sống.

Ảnh mang tính minh họa - Our-Team
Ảnh mang tính minh họa - Our-Team

Đừng tự biến mình thành người chạy theo con nữa, không xuể đâu, điều đó sẽ làm cuộc sống của mẹ nặng nề và mất vui, quan hệ mẹ con trở nên bực dọc và bức bối. Làm cho con, giúp con không có nghĩa mẹ là người dọn dẹp thay con mà chỉ nên là việc đồng hành, hỗ trợ để từ cơ hội đó mà uốn nắn và hướng dẫn con.

Mai này, khi chúng ta nhắc con về một điều gì đó, nếu con cái trách ngược “sao mẹ thấy mà không làm” thì đó là minh chứng rõ ràng cho sự thất bại trong việc dạy con của ta. 

Phi Vũ

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Cùng con tự tin bứt phá ở trung học

    Cùng con tự tin bứt phá ở trung học

    15-09-2024 14:14

    Theo nhận xét của nhiều giáo viên có kinh nghiệm, trung học mới là giai đoạn điển hình của câu nói “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba… học trò”.

  • “Sao lâu quá bây chưa về thăm vú?”

    “Sao lâu quá bây chưa về thăm vú?”

    15-09-2024 06:56

    “Sao lâu quá bây chưa về thăm vú?” - câu hỏi ấy vẫn cồn cào lòng chị 2 lượt đi - về…

  • Đường về qua mấy sông sâu

    Đường về qua mấy sông sâu

    15-09-2024 06:56

    Bây giờ, phương tiện đi lại nhiều hơn, nhanh hơn nhưng đường về quê lại thăm thẳm hơn. Về quê thăm mẹ dường như cũng không được ưu tiên nữa…

  • Đường về nhà chưa bao giờ xa

    Đường về nhà chưa bao giờ xa

    14-09-2024 20:31

    Chị từng mải miết với cuộc sống bộn bề cho đến một ngày trở về nhà thì ba đã không còn nhận ra chị nữa…

  • Học cách yêu mình

    Học cách yêu mình

    14-09-2024 11:20

    Hành trình của chị bạn tôi và cô gái ấy giống nhau, nhưng kết quả lại khác nhau - một bên kết nối hơn, một bên khủng hoảng hơn.

  • Làm mẹ ở tuổi 13

    Làm mẹ ở tuổi 13

    14-09-2024 06:10

    Thấy bụng T.N. to ra, gia đình chỉ nghĩ em mập lên. Tới khi T.N. được đưa đi khám thì cái thai đã khoảng 7 tháng.

  • Khoảnh khắc nào bạn nhận ra mình muốn cùng người ấy đi đến hôn nhân?

    Khoảnh khắc nào bạn nhận ra mình muốn cùng người ấy đi đến hôn nhân?

    13-09-2024 19:04

    Yêu một người có thể chỉ qua một khoảnh khắc, nhưng ở bên một người đó lại là cả một hành trình từ tìm hiểu, cố gắng, thay đổi vì nhau...

  • Ly hôn sau mười mấy năm nuôi... giang hồ

    Ly hôn sau mười mấy năm nuôi... giang hồ

    13-09-2024 18:12

    Chị cố tìm cách, hết ngọt nhạt tỉ tê đến làm căng, gây áp lực mong anh nói thật, nhưng đều vô vọng.

  • Từ béo “biến” thành gầy cũng bị chỉ trích

    Từ béo “biến” thành gầy cũng bị chỉ trích

    13-09-2024 11:50

    Chuyện gì sẽ xảy ra khi một phụ nữ mũm mĩm nổi tiếng trên mạng xã hội nhờ thông điệp “bình đẳng hình thể” trở nên gầy đi?

  • Đừng nói "tôi không có ý gì..."

    Đừng nói "tôi không có ý gì..."

    13-09-2024 10:30

    Chê bai, miệt thị ngoại hình luôn khác xa với việc góp ý chân thành. Không thể lẫn lộn, đánh đồng.

  • Những "cái tên" khoét vào nỗi đau

    Những "cái tên" khoét vào nỗi đau

    13-09-2024 06:16

    Huy Lùn, Tâm Béo, Quý Trâu, Hà Lé, Lan Sáu Ngón... những “cái tên” tưởng “gọi cho vui” nhưng đã gây bao khổ đau, thậm chí làm nên nỗi hận khó gột.

  • Người giúp người trong hoạn nạn là đây

    Người giúp người trong hoạn nạn là đây

    12-09-2024 11:32

    Những thứ như cây đinh, miếng tôn, tấm ván, viên gạch, bao xi măng... xin đừng tăng giá! Người giúp nhau trong cơn hoạn nạn là ở đây, lúc này.

  • Mặn từng con chữ

    Mặn từng con chữ

    12-09-2024 06:09

    20 năm gắn với tụi nhỏ, mắt tôi thấm mặn không biết bao lần trước những trang đời bất hạnh. Không hoàn cảnh nào giống hoàn cảnh nào.

  • Cú lừa giữa tang thương

    Cú lừa giữa tang thương

    11-09-2024 22:25

    Hàng triệu người nghẹn ngào với hình ảnh người chồng đẩy vợ con trong chiếc thau, cùng vượt lũ. Nhưng hóa ra đây là ảnh được dựng để câu view.

  • Khi đàn ông cũng không dám ly hôn

    Khi đàn ông cũng không dám ly hôn

    11-09-2024 18:28

    Hàng chục lần tôi tha thứ, bỏ qua, vợ vẫn chứng nào tật đó. Tôi giận thì vợ bồng con bỏ đi...

  • Ngọn đuốc không tắt

    Ngọn đuốc không tắt

    11-09-2024 11:38

    Hai tiếng “đồng bào” của dân ta cứ sáng lòa trong tai ương, như ngọn đuốc chưa bao giờ và sẽ chẳng bao giờ tắt.

  • Dạy con điều gì từ tin tức thiên tai?

    Dạy con điều gì từ tin tức thiên tai?

    11-09-2024 08:31

    Hãy dạy con không phân biệt giàu nghèo, giai cấp, vùng miền... Bởi đứng trước thảm họa, tất cả chúng ta đều là những sinh linh nhỏ bé, mong manh.

  • Mẹ ơi con muốn làm việc

    Mẹ ơi con muốn làm việc

    11-09-2024 06:15

    Chị nhận ra rằng, không nên quá lo sợ mà cấm trẻ tiếp xúc với tiền bạc từ sớm. Trái lại, cần dạy con biết giá trị của đồng tiền.