PNO - Tôi bất ngờ khi cô hàng xóm nói: “Bà hay thiệt, ở với con gái và con rể mà êm ru, không nghe cãi cọ, phiền trách hay giận hờn gì”.
Sở dĩ nói tôi bất ngờ, là vì lâu nay tôi bị để ý “dòm ngó” mà không biết. Hơn nữa tôi chưa từng nghĩ ở cùng con rể là phải có chuyện này chuyện nọ. Người ta hay cho rằng, trong gia đình ba thế hệ sẽ không tránh khỏi va chạm, mâu thuẫn phát sinh do “xung đột” mới - cũ. Tôi lại thấy không có gì trở ngại. Con cái lớn rồi, cứ để yên cho con tự lo liệu, sắp xếp, giải quyết chuyện riêng của hai vợ chồng. Mình đừng xen vào, bắt con sống theo ý mình. Đừng bênh con ruột.
Con gái tôi cứ dỗi “riết rồi thiên hạ không biết mẹ là mẹ của con hay của chồng con nữa”, “sao mẹ không về phe con”. Trong nhà, cái gì cần nói thì tôi nói, không thì thôi. Không ỷ là cha mẹ rồi “bạ đâu nói đó”.
![]() |
Con rể, con gái và cháu ngoại của tác giả |
Tôi quan niệm, nếu con rể “biết điều” với mình thì mình mừng và cảm ơn, nếu ngược lại cũng không có gì phải nặng nề. Mình có đẻ, có nuôi rể ngày nào đâu mà đòi hỏi rể phải tốt với mình. Con ruột, đẻ ra nuôi lớn, đã đối xử với mình hoàn toàn không có gì để chê trách chưa? Rể thì cũng là con thôi, trẻ lòng non dạ, có sai sót cũng là điều dễ hiểu. Thông cảm, bỏ qua, không để bụng. Mấu chốt ở chỗ, mình là người lớn thì lúc nào cũng phải giữ cái đúng, cái phải, con cái mới tin tưởng, nể nang.
Đơn giản chỉ vậy thôi mà cái nếp “tam đại đồng đường” trong gia đình tôi từng ngày trôi qua yên ổn, nhẹ nhàng. Lúc con gái đi công tác xa, con rể có việc ra ngoài, tới giờ cơm con cũng lật đật chạy về nấu nướng, dọn lên cho mẹ vợ, xong mới đi công việc tiếp.
Con gái bận chăm con nhỏ, nên khi tôi bị bệnh nằm bệnh viện, một tay con rể lo. Có hôm, 12 giờ đêm mới xong ca trực cơ quan, rể chạy sang bệnh viện trông mẹ vợ. Sáng đẩy xe đưa mẹ vợ đi xét nghiệm, con rể ngủ gục, bị bảo vệ la. Tôi ăn uống tắm rửa, vệ sinh cũng chỉ trông cậy vào con rể nên ai cũng tưởng là con trai.
Mấy kỳ đi bầu cử, con rể nói với vợ, để anh chở mẹ đi bỏ phiếu. Tôi bị tật ở chân, thêm đau nhức khớp. Thế là con rể đỡ mẹ vợ lên xe, tới phòng phiếu phải dìu từng bước. Ai cũng khen “gia đình thương yêu gương mẫu”.
Lần tôi bị viêm loét dạ dày, sốt cao, rét run lập cập, hai đứa cháu ngoại quýnh quáng khóc chạy qua hàng xóm cầu cứu. Mẹ tụi nhỏ về kịp, đưa bà ngoại đi cấp cứu. Hai đứa cháu ở nhà mượn điện thoại gọi ba về gấp.
Con rể, con gái mê bóng đá, các cháu và bà ngoại cũng thích. Tới mùa là thức đêm coi Euro, V.League, vòng loại World Cup, nhất là khi có Đội tuyển Việt Nam tham gia tranh giải… Cả nhà cùng vỗ tay cổ vũ tưng bừng, bình luận rôm rả nửa đêm về sáng, vui như tết. Không khó để hòa đồng cùng con, cháu, bởi tôi không cho phép mình già nua, dù tuổi đã 80. Phải vui để sống chớ!
Con gái đối xử với tôi rất tốt. Làm mẹ của ba đứa con, phải nuôi dạy chúng trong khi nhà không dư dả, có khi còn thiếu hụt, vậy mà, con gái lo cho mẹ hết sức chu đáo. Tôi có nhớ đến món nào ngon cũng không dám nói ra. Bởi, con gái biết là tốn bao nhiêu cũng mua cho được, cho mẹ ăn đến ngán, tôi phải la nó mới thôi. Tôi sợ con tốn tiền, vì con còn phải lo cho ba đứa nhỏ.
Biết mẹ thích bông lài, con gái mua về một bụi lớn. Buổi sáng, mẹ ngắm màu hoa trắng yêu thích. Buổi tối, con hái hoa để vào cái khay nhỏ đem vào tận giường của mẹ “cho giấc ngủ thơm”.
Tôi chân yếu, không tự ra ngoài một mình, chiều chiều, con gái đi bộ tập thể dục, thấy cái gì lạ lạ, nó mang về: “Đố mẹ biết đây là cái gì”. Có khi là trái ổi sẻ chín thơm lừng rụng dưới gốc, khi cái bông me chua nhỏ xíu màu vàng nhạt gợi nhớ quê, khi là nhánh sử quân tử rất thơm… Chỉ là điều nhỏ nhặt vậy thôi mà tôi rất vui, vì hiểu con gái đi đâu làm gì cũng nghĩ tới mẹ. Con gái và con rể đều bận rộn mưu sinh, cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng mẹ vẫn là một phần quan trọng.
Gia đình tôi đầy ắp yêu thương vậy đó, nên tôi không có gì để buồn. Trái lại, niềm vui như một liều thuốc quý giúp người ta trẻ lại, mỗi sớm mai thức dậy trong tâm thế tràn đầy năng lượng, phấn chấn và yêu đời.
Cả nhà tôi đều sống mạnh mẽ, lạc quan, vững vàng, sát cánh bên nhau, để vượt qua thử thách. Ở đâu có tình yêu thương, ở đó người ta sẽ có tất cả.
Kim Oanh
Chia sẻ bài viết: |
Bộ ảnh cưới của chị Trang có sự góp mặt của 2 con riêng của chị và 2 con riêng của chồng.
Anh nghĩ hiếm người mẹ nào dám bỏ con mà đi luôn. Anh giữ con thì còn cơ hội mẹ cậu bé trở lại.
Từ lúc sức khỏe và tuổi tác không cho phép ba làm công việc của một kỹ sư nông nghiệp nữa, việc đọc trở thành thói quen của ba.
Em tôi vốn yêu động vật, thấy ai vứt bỏ chó con thì đem về nuôi. Nhà có gần chục con chó, nhiều lứa khác nhau.
Nhà ấy có 2 chị em còn độc thân. Âu cũng là duyên số chứ cả chị lẫn em nào có thua kém ai: đẹp, ngoan, giỏi…
Tri ân - là để mãi sự biết ơn đó trong tim mình, chứ không phải chỉ là một hình thức của buổi lễ gấp gáp nhanh gọn qua loa...
Phụ huynh rất mong muốn con trẻ tạm xa các thiết bị điện tử để làm bạn cùng sách. Nhưng, nếu trẻ không hứng thú với việc đọc sách thì sao?
Trong thế giới quảng cáo đồ chơi, phải chăng chỉ đơn giản búp bê dành cho bé gái và xe tải dành cho bé trai?
Còn gần 1 tuần nữa mới chính thức nghỉ học nhưng mẹ đã rục rịch khởi động loạt chương trình để cùng con đón một mùa hè ý nghĩa.
Ông là thầy giáo dạy vật lý nhưng lại có niềm yêu thích đặc biệt với lịch sử và văn hóa quê hương.
Cần phân biệt đâu là cử chỉ thân thiện, đâu là hành vi quấy rối; cần cảm nhận và diễn tả được cảm xúc lành mạnh và cảm giác tội lỗi.
Thấy con khóc mếu máo vì không có giấy khen, người cha đã vội lấy giấy bút tự “thiết kế” tờ giấy khen độc đáo tặng con mình.
Ai rồi cũng phải già, vui vẻ đón nhận và chung sống hòa bình với nó, thấy cũng… bình thường thôi, đôi khi còn khá thú vị.
Cái mùi cơm quyện mùi lá chuối thơm lừng ấy vẫn vấn vít, khiến tôi nhớ như in.
Người trong gia đình tôi rất ngưỡng mộ Hương, sao người mẹ này còn quá trẻ lại có suy nghĩ dạy con theo cách hay như vậy.
Có lẽ ai cùng biết tình yêu luôn biến động, nhưng không phải ai cũng biết quy luật co giãn và lên xuống tình cảm của 2 giới khác nhau.
Chị đã sai khi không dành tình yêu đúng cách cho các con. Chị quyết định sẽ sửa.