Có nên chia giỗ, gộp giỗ, hạn chế giỗ?: Phát ngán với... kinh doanh giỗ

21/08/2022 - 11:42

PNO - Xong tiệc, ông Năm soát phong bì rồi hớn hở thông báo "vô một khúc". Ông nói: "Đám giỗ còn lời hơn đám cưới vì chi phí thấp".

 

Giỗ ba má tôi năm nào cũng vậy, chỉ cúng mâm cơm chay (Ảnh gia đình tác giả)
Giỗ ba má tôi năm nào cũng vậy, chị em tôi cúng mâm cơm chay với những món ba má thích (Ảnh gia đình tác giả)

Thời trẻ, ông Năm là thợ hồ. Ông học lóm nghề rồi mon men lên làm thầu. Nhờ giỏi nghề, ông Năm trở thành thầu xây dựng có tiếng. Ông Năm là con thứ, việc thờ cúng cha mẹ đã có em trai út của ông lo. Từ khi có của ăn của để, ông muốn thỉnh bàn thờ cha mẹ về thờ ở nhà.

Cả họ họp bàn, ai cũng nói cha mẹ sống ở quê, chết cũng ở quê, thờ cúng ở nhà thờ hương hỏa là phải đạo. Vả lại, di dời lư hương là việc không nên làm. Ông Năm vin vào cớ ông bỏ tiền làm lại mồ mả cho cha mẹ thì có quyền thờ cúng.

Giỗ cha lần đầu ở nhà ông Năm, người em út và hai người anh không tới dự, vẫn cúng giỗ ở quê nhà như cũ; chỉ có hai người em của ông tới cúng cha. Ông Năm tuyên bố ai không tới thì ông từ mặt, không anh em gì nữa. Lẽ ra giỗ cha là ngày đoàn tụ, lại thành tan đàn xẻ nghé. Bà Năm biết chồng làm việc không phải, nhưng vì sợ uy chồng, bà không dám cãi.

Nhà ông Năm tổ chức giỗ to nhất xóm, bàn tiệc toàn cao lương mỹ vị, mời hơn 200 khách. Xe hơi đậu thành hàng dài khiến cả khu phố lác mắt. Khách dự đa phần là sếp của các công ty vật liệu xây dựng và các nhà thầu phụ. Các con ông Năm cũng mời rất đông đồng nghiệp ở cơ quan. Ông Năm khuyến khích các con mời càng nhiều càng tốt, bởi đi làm thì cần mở rộng quan hệ, kết mối thâm giao, sau này tiến thân cũng dễ.

Thời nay đã không còn cảnh đi đám giỗ thì người góp con gà, người xách chai rượu, giỏ trái cây... Khách tới chỉ cần gửi lại phong bì cho gia chủ. Các mối làm ăn quan trọng thì phong bì càng dày. Nhà ông Năm đặt ba con heo quay, chia phần để biếu lại khách mang về…

Xong tiệc, ông Năm soát phong bì rồi hớn hở thông báo “vô một khúc”. Ông nói: “Đám giỗ còn lời hơn đám cưới vì chi phí thấp, hèn chi thằng út khư khư không chịu chia đám giỗ. Từ nay cứ vậy mà làm, tổ chức càng lớn càng thu nhiều tiền”. Câu kết của ông được sự đồng tình của mấy đứa con, chỉ có bà Năm len lén thở dài.

Tới ngày giỗ, chỉ có bà Năm loay hoay lo dọn bàn thờ, bày hoa trái, mâm cúng. Ngày chánh giỗ, bà bày biện xong thì nhắc chồng và các con lên lầu thắp nhang cho cha, cho ông nội. Ông Năm “ờ, ờ” rồi mải lo tiếp người này, đón người kia.

Bà Năm nhắc tới lần thứ 3 thì ông nạt: “Tối thắp cũng được mà. Khách toàn mối làm ăn quan trọng, tiếp không chu đáo, họ giận thì khỏi làm ăn”.

Mấy đứa con thì giả lả: “Châm chế bớt đi mẹ ơi. Hôm qua có thắp nhang rồi mà”. Thằng út thì nói: “Chắc ông nội đi đầu thai tám kiếp rồi, chẳng trách móc gì đâu. Người sống quan trọng hơn”…

Chuyện cúng giỗ nhà cô Bảy ở đầu hẻm mới đây cũng làm cả xóm xôn xao. Sau lễ giỗ, nhà cô Bảy dư 11 bàn tiệc. Cô méo mặt đi năn nỉ khắp xóm giải cứu giùm.

Nhà cô Bảy một năm có tới 6 lễ giỗ. Trước đây cô chỉ tổ chức nội bộ gia đình, không hiểu sao hai năm gần đây lễ giỗ nào cô cũng làm hoành tráng, mời rất nhiều khách. 

Nhà ai cũng công việc lu bu, thậm chí kiếm tiền khó khăn. Một năm đôi lần, mọi người còn vui vẻ tới dự, nay tới 6 đám giỗ thì... nhiều quá. Không ít người ngại, trốn không dám đi đám giỗ nhà cô Bảy. Không biết sau lần “lỗ sặc máu”, cô Bảy và các con cô đã rút kinh nghiệm chưa.

Cúng giỗ lẽ ra là việc riêng của mỗi gia đình, chỉ có con cháu tham dự và mời họ hàng, lối xóm thân thiết. Nhưng hiện nay việc cúng giỗ đã bị biến tướng nghiêm trọng. Nhiều gia đình còn tổ chức giỗ ở nhà hàng để thể hiện đẳng cấp, để mở rộng quan hệ xã hội, thậm chí còn tổ chức "kinh doanh giỗ" khi thấy mối lợi trước mắt.

Đám giỗ là dịp để con cháu tụ họp về nhà, cúng lạy tổ tiên, cùng ăn bữa cơm sum vầy để tưởng nhớ người đã khuất. Việc tạo mối quan hệ, hợp tác làm ăn, thậm chí là tính chuyện “kinh doanh giỗ”… đều không nên xảy ra. Thời buổi bận rộn, cúng giỗ cần thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh. Nhưng thay đổi sao cho phù hợp, vẫn giữ được hồn cốt lễ nghi của ông bà, đó mới là hiếu đạo.

Mỹ Mỹ

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Màn kịch hạnh phúc

    Màn kịch hạnh phúc

    09-09-2024 06:49

    Những chuỗi ngày liên tiếp như thế trôi qua. Càng ngày tôi càng trở thành một con người lạnh lùng, cô độc và chỉ muốn bứt phá, nổi loạn.

  • Do sách bây giờ đọc rất... khó vào

    Do sách bây giờ đọc rất... khó vào

    08-09-2024 12:18

    Muốn vực dậy văn hoá đọc cần sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội. Việc ấy cần làm ngay kẻo quá muộn!

  • Tiếng rao thánh thót một đời

    Tiếng rao thánh thót một đời

    08-09-2024 06:21

    Sau này khi lớn lên và hiểu rõ hơn về từng ngành nghề, tôi lại thấy trân quý công việc của má.

  • Giá như ba mẹ dám sống khác…

    Giá như ba mẹ dám sống khác…

    07-09-2024 15:01

    Trong thẳm sâu, sự nuối tiếc về một phần cuộc đời lẽ ra đã có thể rất vui vẻ, hạnh phúc vẫn luôn ám ảnh anh.

  • Cháu tôi sợ đến lớp

    Cháu tôi sợ đến lớp

    07-09-2024 10:00

    Theo các chuyên gia tâm lý, chính sự quá ỷ lại vào ba mẹ góp phần khiến trẻ sợ đến lớp và khó hòa nhập trong môi trường cần tính kỷ luật.

  • Dạy con không nước mắt: Dạy sao?

    Dạy con không nước mắt: Dạy sao?

    07-09-2024 06:14

    Nhiều gia đình quan tâm và thực hành xu hướng giáo dục không nước mắt, không đòn roi. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng áp dụng đúng cách.

  • Đánh thức niềm đam mê đọc sách của học trò

    Đánh thức niềm đam mê đọc sách của học trò

    06-09-2024 18:48

    Việc "đánh thức" niềm đam mê đọc sách trong học sinh vốn không hề dễ dàng khi các em có quá nhiều phương tiện giải trí khác.

  • Cuốn sổ hộ khẩu

    Cuốn sổ hộ khẩu

    06-09-2024 14:26

    Bị phản bội, nhưng mẹ tôi quyết không ly hôn, có thể mẹ nghĩ đó là cách mẹ bảo vệ tài sản cho các con một cách trọn vẹn nhất.

  • Biết tha thứ và biết quên

    Biết tha thứ và biết quên

    06-09-2024 06:24

    Bỏ qua, biết tha thứ và biết quên là liều thuốc tốt nhất, hiệu nghiệm nhất trong cuộc sống.

  • Ba muốn đi bước nữa

    Ba muốn đi bước nữa

    05-09-2024 17:38

    Ước muốn có người bầu bạn trong những năm tháng cuối đời đâu có gì là quá đáng. Ba tôi xứng đáng được lựa chọn hạnh phúc.

  • Không ít người đọc sách cho... sang

    Không ít người đọc sách cho... sang

    05-09-2024 15:42

    Có ông nọ hay hỏi người đối diện đọc sách gì, tác giả nào, và thường tỏ vẻ coi thường nếu người kia trả lời không (hay ít) đọc sách...

  • Vui buồn sinh đôi

    Vui buồn sinh đôi

    05-09-2024 09:00

    Nhìn các con 2 bằng đại học loại giỏi, nhìn những món đồ con mua sắm khi nhận tháng lương đầu tiên, tôi nghe hạnh phúc dâng trào.

  • Để trẻ tự kỷ sẵn sàng vào lớp Một

    Để trẻ tự kỷ sẵn sàng vào lớp Một

    05-09-2024 06:12

    "Có nên xin cho con ngồi đối diện cô giáo không? Cô giáo có ác cảm và cho rằng con mình là gánh nặng của lớp không?"

  • Tội ác mang gương mặt “mẹ” ở Mái ấm Hoa Hồng

    Tội ác mang gương mặt “mẹ” ở Mái ấm Hoa Hồng

    04-09-2024 22:39

    Không có lời giải thích nào bao biện được cho hành vi hành hạ trẻ em tại Mái ấm Hoa Hồng.

  • Tự chủ tài chính, bí quyết sống an vui của phụ nữ hiện đại

    Tự chủ tài chính, bí quyết sống an vui của phụ nữ hiện đại

    04-09-2024 16:46

    Những giải pháp tài chính phù hợp đang trở thành một trong những công cụ hiệu quả giúp chị em phụ nữ có thể sống theo cách mình muốn.

  • Nỗi sợ ly hôn

    Nỗi sợ ly hôn

    04-09-2024 11:03

    Họ thừa hiểu rằng, cải tạo người đàn ông có thói quen bạo hành hoặc ngoại tình là chuyện gần như bất khả thi và vượt quá khả năng.

  • Trả bà cho ông

    Trả bà cho ông

    04-09-2024 06:19

    Cả chục năm nay, bà cứ như đặc phái viên đi công tác xa nhà liên tục, hết ở nhà đứa con này đến đứa con khác để chăm cháu.

  • Vợ như đàn ông, chồng như đàn bà?

    Vợ như đàn ông, chồng như đàn bà?

    03-09-2024 16:52

    Cứ tư duy theo kiểu 2 bà hàng xóm thì biết bao giờ nam nữ mới bình quyền và phụ nữ mới được bước ra ngoài xã hội?