PNO - Nhìn rộng ra ngoài xã hội, dễ dàng thấy được vô vàn cách chia sẻ bữa ăn mùa dịch cho người nghèo, hay cho các khu phong tỏa.
Tôi ở một chung cư nhỏ, chỉ có một block nhà với khoảng hơn trăm hộ dân. Mấy cô tre trẻ lập ra một group Zalo “Giúp nhau mùa dịch”, xôm tụ hàng hóa như… một siêu thị mini, đầy đủ sản vật, từ mua giùm đậu hũ, trứng, thịt, bánh các loại... cho đến mua giúp cả thuốc tây.
Người mua được món gì ngon liền chia sẻ thông tin. Chẳng hạn có một cô biết chỗ mua đậu hũ. Hôm nào mua, cô nhắn vào group rồi mọi người đăng ký. Đa phần là các cô trẻ, có trình độ nên cách làm việc khá khoa học, cô kẻ bảng ra giấy, cột, số thứ tự, tên người, căn hộ, mua bao nhiêu, tiền…
Mua về cô chia ra từng bịch, bỏ vào mảnh giấy số căn hộ, cô để trên một cái bàn nhỏ trước nhà rồi nhắn mọi người đến lấy, chuẩn bị đúng số tiền, bỏ tiền vào một cái xô nhỏ bên cạnh. Không ai tiếp xúc gần với ai.
Hôm khác, một cô nhắn: “Em có chanh tặng mọi người, đã phân sẵn từng bị nhỏ để trước cửa nhà, các chị cần đến lấy”.
![]() |
Ảnh minh họa |
Một hôm, tôi “kiểm kê” tủ lạnh thấy còn trái xoài xanh Đài Loan, hũ cá cơm tẩm gia vị sấy giòn chưa khui, hành phi, tía tô có sẵn mà thiếu đậu phộng để làm đĩa gỏi xoài. Tôi nhắn vô group: “Ai có đậu phộng hạt cho mình một ít thôi”.
Chưa tới một nốt nhạc, có ngay câu trả lời: “Em ở 19 B2 chị nha, em treo chỗ tay nắm cửa, chị lấy ha”. Lúc tôi lên đã thấy bên ngoài cánh cửa đóng có túm đậu phộng treo sẵn. Không bao nhiêu, mà quý ở tấm lòng nên thấy vui lắm.
Lại có hôm, một cô giới thiệu thịt nai của người quen bán, cô đã ăn một lần rồi và thấy ngon. Đến lúc nhà cô cần mua, cô hỏi mọi người ai thích ăn thì cô mua giùm, các loại thịt như: ba chỉ, thăn… Cô còn chi tiết này làm món gì ngon, cách chế biến ra sao, lửa to, nhỏ, nêm nếm… rõ ràng hơn cả Google.
Mùa dịch mọi người ở nhà nên thảo luận sôi nổi lắm. Tôi đọc một loạt tin của họ cũng biết thêm được vài món. Ví dụ như một món ăn sáng rất đơn giản mà ngon của cô đậu hũ là đậu trắng đem chiên, sau đó đổ vào trứng đã đánh nêm nếm vừa ăn, ngon hơn bột chiên, các con cô rất thích.
Bạn tôi cũng ở chung cư kể chuyện, bạn là một ca F2, trong hai tuần tự cách ly ở nhà, bạn toàn nhờ hàng xóm mua dùm gạo, rau, thịt…
Nhờ có công nghệ, tin nhắn chuyển đi, mua xong chuyển tiền qua tài khoản, hàng đến để trước cửa nhà nên chẳng ai tiếp xúc gần. Bạn khác kể chuyện, cô hàng xóm cầm một túm hành to, chia cho các tầng, mỗi nhà một ít. Dăm cọng hành mà thấy rất vui, cảm động.
Một bạn làm ngành y kể chuyện, hôm qua bạn đi làm về đến nhà hơn 22 giờ, tính nấu gói mì ăn rồi ngủ. Thế là bác hàng xóm nhắn tin để bác mang qua cho tô cơm với thịt xào và ruốc cá hồi. Buồn ngủ gặp chiếu manh, tô cơm ngon không chỉ vì thức ăn ngon mà còn vì tấm lòng của bác hàng xóm.
Nhìn rộng ra ngoài xã hội, dễ dàng thấy được vô vàn cách chia sẻ bữa ăn mùa dịch cho người nghèo, hay cho các khu phong tỏa.
Tôi biết sức mình không thể nào làm được như những em tình nguyện viên trẻ nên chỉ thỉnh thoảng ủng hộ đôi chút cho những nơi nào cần thiết. Trong cơn hoạn nạn này mới thấy hết tấm lòng người với người. Mới thấu hiểu tinh thần, bầu bí đùm bọc thương nhau.
Chỉ là chia sẻ chút quà mọn trong ngày dịch, nhưng khiến con người học được nhiều bài học lớn. Biến cố rồi sẽ qua, còn lại là những tấm lòng, là tư liệu ghi lại cho thế hệ sau, những kinh nghiệm nhỏ cùng nhau đi qua mùa dịch.
Kim Duy
Chia sẻ bài viết: |
Việc nuôi dưỡng cho thế hệ trẻ tình yêu lịch sử, niềm tự hào về truyền thống cha ông cần sự chung sức bền bỉ từ mỗi gia đình.
Nếu chỉ học thuộc những gì trong sách vở và dù đạt điểm cao cũng không thể biến thành tình yêu lịch sử.
Nhà nào cũng háo hức xin nuôi bộ đội. Nhà nào không được nhận nuôi bộ đội, bà con giận dỗi, lên uỷ ban khiếu nại.
"Ngày xưa cha ông mình đổ xương máu, giờ thời bình, con chỉ cần… “đổ mồ hôi” để học hành, sau này xây dựng quê hương..."
Ngày 30/4/1975, giữa biển người hân hoan, anh lính đặc công Lê Mạnh Hùng không kìm được nước mắt...
Thi thoảng, tôi bày biện lục bình, dâm bụt, hoa dại hái bên đường rồi cùng con chơi trò bán bánh mì giả bộ.
Mỗi tháng Tư về, trái tim tôi vẫn rung lên những nhịp đập tha thiết và luôn biết ơn sâu sắc ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam 30/4/1975.
Tôi nóng nảy, tôi sai lầm, tôi buồn bã, tôi vui sướng. Và buồn vui ấy chỉ thỉnh thoảng mới có thể chia sẻ cùng cha.
Đại thắng mùa xuân lịch sử 30/4/1975, hòa bình lập lại, tôi trở về với gia đình trong niềm vui sum họp sau mười mấy năm đi kháng chiến.
Chỉ đến khi những đứa trẻ lần lượt chọn cách rời bỏ thế giới này, những bậc làm cha mẹ mới giật mình tự hỏi: vì đâu?
Hỏi má thích quà gì? Má cười bảo chỉ cần dẫn má ra Dinh Độc Lập đúng ngày 30/4 để hòa chung không khí đại lễ tưng bừng...
Trong hành trình mang hương vị quê nhà đi muôn phương, anh Nguyễn Đức Nhật Thuận - luôn tự nhắc mình phải mang nụ cười về cho cha mẹ.
Anh bối rối chưa tìm được chìa khóa mở cửa trái tim thì hay tin có người sắp coi mắt cô....
Với tôi, chữ hiếu không chỉ là việc phụng dưỡng cha mẹ mà còn là giữ gìn danh dự cho gia đình, để cha mẹ tự hào.
Hòa bình đẹp lắm nhưng bà tôi, dì tôi, những người phụ nữ thân yêu quanh tôi vẫn sống trong những mất mát không bao giờ có thể lấp đầy.
Không chỉ đồng hành với vợ trong công việc, anh Tuấn Anh còn luôn san sẻ, lắng nghe và quan tâm vợ từ những điều nhỏ nhất.
Dù cuộc sống có lúc thăng trầm, anh luôn giữ vững nguyên tắc: không để khó khăn ảnh hưởng đến con.
Hòa Bình không chỉ là tên gọi, mà còn là thông điệp vô cùng ý nghĩa, bởi khi ấy đất nước mới vừa thoát khỏi chiến tranh.