UNICEF tôn vinh cô gái “xương thủy tinh” Nguyễn Phương Anh

30/05/2013 - 20:41

PNO - PNO - Nguyễn Phương Anh, cô gái “xương thủy tinh” nổi tiếng ở Việt Nam trong chương trình truyền hình thực tế Tìm kiếm tài năng Việt (Viet Nam’s Got Talent) với giọng hát truyền cảm của mình, nay tên tuổi của cô bé đã vươn xa trên...

UNICEF ton vinh co gai “xuong thuy tinh” Nguyen Phuong Anh

Cô gái Việt Nam Nguyễn Phương Anh trong clip kèm theo báo cáo năm 2013 của UNICEF - Ảnh: YouTube

Giống như tất cả trẻ em khác, trẻ em khuyết tật có nhiều khả năng, nhưng thường bị gạt ra khỏi xã hội do bị phân biệt đối xử và thiếu sự hỗ trợ, khiến các em trở thành những người “vô hình” và dễ bị tổn thương nhất trên thế giới.

Trong báo cáo chính thức “Tình trạng trẻ em thế giới năm 2013: Trẻ em khuyết tật” do UNICEF công bố ngày 30/5, Nguyễn Phương Anh đã được chọn như một tấm gương vươn lên của trẻ khuyết tật.

Báo cáo mang lại sự chú ý của toàn cầu đối với nhu cầu cấp thiết của cư dân “vô hình” nhưng khá đông đảo là trẻ em khuyết tật.

Phải ngồi xe lăn do căn bệnh “xương thủy tinh”, cô gái Việt Nam Nguyễn Phương Anh đã sử dụng tài năng và quyết tâm của mình để truyền cảm hứng cho những người khác.

Nguyễn Phương Anh sinh ra đã mang chứng osteogenesis imperfecta, còn gọi là bệnh “xương thủy tinh”, một rối loạn di truyền khiến xương dễ gãy. "Xương của tôi gãy hơn 30 lần rồi”, cô nói. "Gia đình tôi không đếm nữa vì nghĩ rằng điều đó không quan trọng”.

“Pha lê là biệt danh của tôi, nó mong manh nhưng tỏa sáng”, cô gái 16 tuổi nói.

UNICEF ton vinh co gai “xuong thuy tinh” Nguyen Phuong Anh

Phương Anh trở thành tấm gương tiêu biểu của trẻ khuyết tật ở Việt Nam với sự vươn lên trong học tập
và cuộc sống - Ảnh: Getty Images

Trẻ em khuyết tật phải đối mặt với sự kỳ thị và phân biệt đối xử trong mọi xã hội. Kể từ khi là một đứa trẻ, Phương Anh đã chiến đấu chống lại sự rập khuôn. "Khi tôi còn nhỏ, tôi nghĩ rằng khác nhau là khác theo cách xấu", cô nói. "Sau đó, lớn lên trong tình thương yêu bao bọc của gia đình, tôi đã nhận ra giá trị thực sự của mình cũng như những bản sắc thật sự của mình".

"Tôi nhận ra là Pha lê cũng không sao, dễ bị thương tổn về thể chất cũng không sao. Đó là lý do tại sao tôi tự hào gọi mình Crystal, vì tôi muốn mọi người nhìn thấy tôi như một cô gái dễ bị tổn thương về thể chất, nhưng khó có thể phá vỡ về tinh thần".

Với tài năng của mình, Phương Anh đã trở thành một tấm gương cho trẻ em khuyết tật ở Việt Nam. Cô tiếp tục phải đối mặt với các rào cản ở trường học và hy vọng cho sự thay đổi thông qua tham gia thu giọng đọc cho Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), cho đến quan hệ bạn bè rộng rãi trên toàn thế giới nhờ mạng xã hội.

Tháng 10/2007, Việt Nam đã ký Công ước Liên Hiệp Quốc về Quyền của Người khuyết tật. UNICEF đang làm việc với Chính phủ để giúp đỡ trẻ em Việt Nam bị khuyết tật mà theo ước tính năm 2010 của Chính phủ là 1,3 triệu người.

“Hãy quan tâm tới trẻ em trước khi nghĩ đến vấn đề khuyết tật” - đây là thông điệp mà UNICEF muốn nhấn mạnh thông qua báo cáo năm 2013 của mình. Chú ý đến khả năng và những tiềm năng của trẻ khuyết tật sẽ mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. “Mất mát của các em cũng là mất mát của xã hội, thành công của các em cũng là thành công của xã hội”, Giám đốc UNICEF Anthony Lake nói.

THANH HIỀN (Theo UNICEF)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI