U70 rồi, ngại gì không sống cho mình!

01/04/2023 - 10:28

PNO - Từng nghĩ mình sống như cái máy không biết buồn vui, chỉ biết kiếm tiền, chăm sóc gia đình, cho đến khi tuổi già và bệnh tật ập đến, họ kịp nhận ra giá trị sống của bản thân.

Giật mình khi người ta nói mình sướng

“Nhất chị! Chồng hiền, con đứa nào cũng vào đại học, nhà vài căn mặt phố…”. Nghe bạn bè nói vậy, dì Lê Thị Mỹ Thu (TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) không biết nên buồn hay vui. Bởi 43 năm nay, một ngày của dì bắt đầu từ 5 giờ sáng tới 9 giờ đêm với cả đống sổ sách và cả ngày trực điện thoại.

Là chủ một doanh nghiệp kinh doanh nhưng “thế giới’ của dì vẫn chỉ trong phạm vi cửa hàng của mình. Sức khỏe chồng không tốt, con lại đông, người phụ nữ có thân hình mảnh dẻ ấy trở thành chỗ dựa của gia đình.

Nhìn dì Thu tươi cười như này, ít ai nghĩ rằng người đàn bà ấy từng stress nặng vì tính ôm đồm của mình (Ảnh nhân vật cung cấp)
Nhìn dì Thu tươi cười như này, ít ai nghĩ rằng người đàn bà ấy từng stress nặng vì tính ôm đồm (Ảnh nhân vật cung cấp)

Từng ước trời đừng tối để kiếm tiền nuôi con, nhưng sức người có hạn: 39 tuổi dì Thu rơi vào những cơn stress nặng nề. Nhưng rồi cơm áo gạo tiền lại kéo người mẹ 4 con vào guồng quay. Bận đến nỗi bữa ăn không kịp ngồi xuống lấy đâu thời gian hẹn hò phê pháo với bạn bè. Nào là thợ thầy, nào là chồng đau, nào là con cái đứa lớn đứa nhỏ, đứa đi học xa đứa xin việc gần…

Tự ôm hết mọi việc, người đàn ấy luôn lo sợ một điều “nếu mình lơi tay, mọi chuyện sẽ bất ổn hết”.

65 tuổi, dì Thu đã quảng gánh lo để mà vui sống (Ảnh nhân vật cung cấp)
65 tuổi, dì Thu đã quẳng gánh lo để mà vui sống (ảnh nhân vật cung cấp)

Cho đến một ngày, con gái út của chị Thu rủ rỉ: “Sao mẹ không sống cho mình đi, mua cái áo quần đắt chút mà mặc, sao mẹ mặc đồ cũ mãi”. 65 tuổi, người mẹ ấy chợt nhận ra: “Thì ra lâu nay mình đã chẳng sống vì bản thân. Vì sao mình không có quyền đòi hỏi, mình có thể buông tay để con cái “tự bơi”, chiều đến mình có quyền giao cửa hàng cho chồng để đi thể dục, uống cà phê với bạn bè được mà…”.

Dì Thu không ngại để lộ nếp nhăn trên gương mặt (Ảnh nhân vật cung cấp)
Dì Thu không ngại để lộ những nếp nhăn (ảnh nhân vật cung cấp)

2 năm gần đây, bạn bè người thân "like mỏi tay" và hết lời tấm tắc trước những bức hình dì Thu đi chơi, đi họp lớp. Đã lên chức bà nội bà ngoại, nhưng dì vẫn giữ được sự trẻ trung tươi tắn, dịu dàng của cô gái Huế. Điều ấn tượng là dì tự tin chụp ảnh cận mặt. Người phụ nữ ấy quan niệm: “Vết chân chim cũng là nét đẹp, nó ghi dấu sự mặn mà của người đàn bà qua thời gian để mọi người trận trọng”.

70 tuổi vẫn lái xe chở chồng đi chơi

Quan sát đôi tay mượt mà cầm vô lăng của dì Lê Thị Kim Mừng (thành phố Huế), ít ai nghĩ rằng đó là người phụ nữ sinh năm 1953. Về hưu đã 15 năm, cũng bằng thời gian dì Mừng ngồi sau tay lái. Điều đáng ngạc nhiên hơn, đó lại là người đang sống chung với bệnh ung thư hạch bạch huyết (giai đoạn 2).

70 tuổi, dì Mừng vẫn tự tin lái ô tô chở chồng đi chơi (Ảnh nhân vật cung cấp)
70 tuổi, dì Mừng vẫn tự tin lái ô tô chở chồng đi chơi (Ảnh nhân vật cung cấp)

Với suy nghĩ “đừng nghĩ mình già mà không có việc để làm”, mỗi ngày người đàn bà 70 tuổi vẫn tự học tiếng Anh, học nhảy, học cách làm bánh, cách chăm sóc da, học hát, làm thơ… Đó là cách để dì Mừng luyện trí, luyện thân, luyện tâm khi tuổi tác và bệnh tật đã lấy đi sức khỏe và trí nhớ.

Hóa trị có thể khiến mái tóc dì Mừng thay đổi, nhưng nụ cười thì không (Ảnh nhân vật cung cấp)
Hóa trị có thể khiến mái tóc dì Mừng thay đổi, nhưng nụ cười tươi tắn thì không (ảnh nhân vật cung cấp)

Bởi thế dẫu nhiều lần từng đội tóc giả vì hóa trị, có lúc cơ thể suy kiệt tưởng như đầu hàng, nhưng bằng một thói quen dậy sớm ngủi mùi hương cây cỏ, sự động viên của chồng con, lắng nghe tiếng nô đùa của các cháu đã tiếp thêm động lực để người phụ nữ ấy trở nên kiên cường. Gặp dì Mừng ngoài đời, ít ai nghĩ rằng người phụ nữ ấy đang sống chung với bệnh hiểm nghèo.

Dì Mừng và em gái ruột trên cổng thượng thành Huế (Ảnh nhân vật cung cấp)
Dì Mừng và em gái ruột trên cổng thượng thành Huế (ảnh nhân vật cung cấp)

Tinh thần lạc quan, nhìn mọi thứ diễn ra quanh mình một cách bình thản nhẹ nhàng khiến cuộc sống gia đình dì trở nên thoải mái. Con trai một muốn ra ở riêng, dì đồng ý, lúc mẹ chồng còn sống, bà muốn ăn gì làm gì, dì đều chiều theo. Kể cả chồng dì có nhậu hay không muốn đi đâu cùng vợ, dì cũng vui vẻ.

"Tôn trọng chồng mọi lúc mọi nơi" là bí quyết để một phó phòng tổ chức của một trung tâm thuộc sở y tế ngày đó “cảm hóa” được chồng. Dì Mừng kể: “Đàn ông Huế mà, nếp gia trưởng ăn sâu trong suy nghĩ. Họ được tiếp thu tư tưởng cái bếp là để cho đàn bà”. Và khi biết mình được tôn trọng từ trong gia đình đến cả cơ quan vợ, bác Ân (chồng dì Mừng) dần dần thay đổi.

Mỗi lần vào viện, dì Mừng luôn có chồng bên cạnh (Ảnh nhân vật cung cấp)
Mỗi lần vào viện, dì Mừng luôn có chồng bên cạnh (ảnh nhân vật cung cấp)

Từ chỗ không thích đi với vợ, bây giờ ông thành phụ tài trong những chuyến rong ruổi về quê hay sang tỉnh khác đi chơi. Từ thích ăn thịt, người đàn ông ấy đã chuyển sang ăn muối mè, đậu hũ, cơm trộn các loại đậu như vợ. Đã thế, ông còn chịu khó ươm hoa cho vợ thay vì cằn nhằn: “Mẹ mi hà tiện, không mua sẵn cho rồi”.

Khi được hỏi về sự chịu đựng và hy sinh của người phụ nữ trong gia đình, dì Mừng trải lòng: “Thời đại nào, thiệt thòi nhất vẫn là người phụ nữ. Tuy nhiên đánh đổi mà chúng ta vẫn độc lập được kinh tế, con cái thành đạt và nửa kia biết thay đổi theo chiều hướng tích cực thì nên”.

Hạnh phúc bên đông đủ cháu con (Ảnh nhân vật cung cấp)
Hạnh phúc bên đông đủ cháu con (ảnh nhân vật cung cấp)

Trong không gian thoang thoảng hương thơm của những bông hoa hàm tiếu dưới hiên nhà dì Mừng, tôi nghĩ về những người mẹ, người chị, người đàn bà Huế. Họ như bông hàm tiếu, e ấp mà kiên cường. Ở cuối dốc cuộc đời, họ tự cởi trói những quy định tự mình đặt ra. Với họ, hạnh phúc tuổi xế chiều là được gần gũi với những người thương yêu, hòa nhập vào nhịp sống gia đình, và lâu lâu hẹn hò với nhóm bạn thân và hỏi nhau "chúng ta mặc đồng phục gì cho bộ ảnh sắp tới?".

 

Lâm Hoàng

Ý KIẾN BẠN ĐỌC(1)
  • Mai thành Trường 01-04-2023 11:09:48

    Xem như mấy chị tĩnh giấc , sống cho bản thân mình một tý với lối sống tích cực . Cho bản thân được những gì mình thích , muốn , vì một người sống được có mấy chục tuổi à đừng mãi lo làm khi không còn sức khỏe mới hiểu ra thì đã....... hiểu chưa

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Xanh hay  hồng?

    Xanh hay hồng?

    28-05-2023 06:33

    Trong thế giới quảng cáo đồ chơi, phải chăng chỉ đơn giản búp bê dành cho bé gái và xe tải dành cho bé trai?

  • Mùa hè của con, mùa vui của mẹ

    Mùa hè của con, mùa vui của mẹ

    28-05-2023 06:16

    Còn gần 1 tuần nữa mới chính thức nghỉ học nhưng mẹ đã rục rịch khởi động loạt chương trình để cùng con đón một mùa hè ý nghĩa.

  • Người thích tự “hành” mình

    Người thích tự “hành” mình

    27-05-2023 16:15

    Ông là thầy giáo dạy vật lý nhưng lại có niềm yêu thích đặc biệt với lịch sử và văn hóa quê hương.

  • Chỉ đường cho hươu... chuyện ngược đời

    Chỉ đường cho hươu... chuyện ngược đời

    27-05-2023 09:55

    Cần phân biệt đâu là cử chỉ thân thiện, đâu là hành vi quấy rối; cần cảm nhận và diễn tả được cảm xúc lành mạnh và cảm giác tội lỗi.

  • Cha tự “thiết kế” giấy khen tặng con trai

    Cha tự “thiết kế” giấy khen tặng con trai

    26-05-2023 19:28

    Thấy con khóc mếu máo vì không có giấy khen, người cha đã vội lấy giấy bút tự “thiết kế” tờ giấy khen độc đáo tặng con mình.

  • Không sợ già mới đẹp

    Không sợ già mới đẹp

    26-05-2023 12:06

    Ai rồi cũng phải già, vui vẻ đón nhận và chung sống hòa bình với nó, thấy cũng… bình thường thôi, đôi khi còn khá thú vị.

  • Mẹ gói tình thương trong nắm cơm

    Mẹ gói tình thương trong nắm cơm

    26-05-2023 07:38

    Cái mùi cơm quyện mùi lá chuối thơm lừng ấy vẫn vấn vít, khiến tôi nhớ như in.

  • Dạy con tự lập

    Dạy con tự lập

    25-05-2023 14:46

    Người trong gia đình tôi rất ngưỡng mộ Hương, sao người mẹ này còn quá trẻ lại có suy nghĩ dạy con theo cách hay như vậy.

  • Quy luật co giãn

    Quy luật co giãn

    25-05-2023 10:24

    Có lẽ ai cùng biết tình yêu luôn biến động, nhưng không phải ai cũng biết quy luật co giãn và lên xuống tình cảm của 2 giới khác nhau.

  • Chị đã sai khi không dành tình yêu cho con đúng cách

    Chị đã sai khi không dành tình yêu cho con đúng cách

    25-05-2023 06:21

    Chị đã sai khi không dành tình yêu đúng cách cho các con. Chị quyết định sẽ sửa.

  • Để mẹ được chọn cách sống cho mình

    Để mẹ được chọn cách sống cho mình

    24-05-2023 19:37

    Yêu thương là hãy để cha mẹ được tự do và hạnh phúc. Con cháu sống tốt và tự lập, đó mới là cách báo hiếu thực sự ý nghĩa.

  • Lần đầu đưa má đi chơi

    Lần đầu đưa má đi chơi

    24-05-2023 10:14

    Đó là chuyến đi ý nghĩa nhất của cả tôi và má. Cảm giác cùng má kéo va li lang thang trên mọi nẻo đường, thật ấm áp và hạnh phúc

  • Cảm ơn sự bao dung trên những chuyến tàu

    Cảm ơn sự bao dung trên những chuyến tàu

    24-05-2023 06:21

    Buổi họp lớp đại học sau gần 30 năm ra trường rôm rả bởi đủ thứ chuyện. Tôi vừa xuất hiện thì đám bạn ồ lên: “Đại ca tàu chui đến rồi”.

  • Thương chiếc áo bà ba của má

    Thương chiếc áo bà ba của má

    23-05-2023 17:59

    Không chỉ độc đáo, áo bà ba còn là nét văn hóa đặc trưng cho vẻ đẹp tâm hồn của những phụ nữ chân quê.

  • Câu chuyện tình yêu: 60 năm ngỡ như là mới đây

    Câu chuyện tình yêu: 60 năm ngỡ như là mới đây

    23-05-2023 11:04

    Đám cưới kim cương của cụ Đặng Văn Thuyết và cụ Vũ Minh Nguyệt diễn ra thật đầm ấm. Con cái, cháu chắt của họ nay đã lên tới 18 thành viên.

  • Những người cha dễ thương

    Những người cha dễ thương

    23-05-2023 06:17

    Của cải chẳng mang theo được khi chết, thì tại sao không tận hưởng cái hạnh phúc là được thấy con hạnh phúc?

  • Cái ti vi đen trắng cũ

    Cái ti vi đen trắng cũ

    22-05-2023 21:55

    Tôi sắm cái ti vi 40 inch, con gái bảo sao hình vẫn nhỏ. Kể lại chuyện cái ti vi đen trắng ngày xưa có 9 inch, con tròn mắt ngạc nhiên.

  • Người già đi từng chiếc…

    Người già đi từng chiếc…

    22-05-2023 11:58

    Đó là sự nhàn rỗi hoặc cô đơn khi nhiều người già không có việc gì để làm, không có bạn để chơi, không có nhiều dịp trò chuyện với con cháu...