Trẻ chứng kiến bạo lực bị ảnh hưởng lâu dài

03/12/2017 - 14:21

PNO - Tiến sĩ Mary E. Muscari nhấn mạnh vai trò của gia đình trong việc xây dựng cho trẻ lòng tự tôn và tâm lý vững vàng. Đây sẽ là liều thuốc đề kháng cho trẻ khi đối diện với bạo hành từ cộng đồng.

Tiến sĩ tâm lý học Mary E. Muscari  thuộc Đại học Binghamton (New York, Mỹ) từng tham gia các nhóm nghiên cứu ảnh hưởng của trẻ chứng kiến, hoặc là nạn nhân của bạo lực. Theo cô, hiện nay, một đứa trẻ có thể đối diện với hành vi, thông điệp bạo lực trong gia đình, từ cộng đồng và từ mạng xã hội. Trung bình, 60% trẻ em từng chứng kiến bạo lực từ ít nhất một trong ba môi trường trên.

Tre chung kien bao luc bị anh huong lau dai

Với bạo hành trong gia đình hoặc bạo hành từ môi trường trẻ sống khi còn quá nhỏ, trẻ sẽ gặp ba nhóm vấn đề chính. Thứ nhất là ảnh hưởng tâm lý: trẻ sợ hãi, lo lắng, có lòng tự tôn thấp, dễ chối bỏ, dễ căng thẳng, thường gặp khó khăn trong các mối quan hệ về sau, dễ cáu giận, có những cách cư xử đối lập, không hợp tác.

Thứ hai là chức năng nhận thức giảm, có biểu hiện kém ở trường, không có khả năng giải quyết khi gặp xung đột, kỹ năng giải quyết vấn đề kém, có khuynh hướng ủng hộ bạo lực, có niềm tin rằng hình mẫu giống người gây bạo hành cho mình sẽ là người có sức mạnh tuyệt đối.

Thứ ba là những đứa trẻ nạn nhân hoặc tận mắt chứng kiến bạo lực gia đình sẽ dễ bị căng thẳng cường độ cao hoặc có những triệu chứng bị ảnh hưởng và về lâu dài, những đứa trẻ này sẽ ngấm ngầm ủng hộ việc dùng bạo lực để giải quyết vấn đề.

Hậu quả của việc bị hoặc chứng kiến bạo hành ở cộng đồng cũng tương tự như bạo hành trong gia đình. Tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý nhấn mạnh vào hậu quả là đứa trẻ sẽ mất khả năng tập trung vào việc học nếu phải đối diện với bạo hành ở trường học. Tiến sĩ Mary E. Muscari nhấn mạnh vai trò của gia đình trong việc xây dựng cho trẻ lòng tự tôn và tâm lý vững vàng. Đây sẽ là liều thuốc đề kháng cho trẻ khi đối diện với bạo hành từ cộng đồng.

Môi trường thứ ba có thể mang đến nguy cơ bạo hành đối với trẻ là các phương tiện truyền thông. Ở Mỹ, trẻ từ 8 - 18 tuổi dành trung bình sáu tiếng rưỡi mỗi ngày để sử dụng các thiết bị điện tử. Với trẻ từ 0 - 6 tuổi, thời gian trung bình là hai tiếng đồng hồ. Viện Nhi khoa Mỹ cũng đã nghiên cứu và chỉ ra nội dung bạo lực từ những phương tiện trên có thể khiến trẻ dễ gặp ác mộng, suy nhược về thể chất và tâm thần, dễ hoảng loạn, sợ hãi.

Anh Thông(theo Medscape)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI