Thế giới mà Tân Tổng thống Mỹ sẽ phải đối mặt "căng thẳng" đến thế nào?

06/11/2016 - 19:37

PNO - Vị Tổng thống tiếp theo sẽ phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn và thách thức khi bước chân vào Phòng Bầu dục Nhà Trắng.

1. Mỹ không nhận được sự ủng hộ từ một số nước lớn

Các nhà phân tích dự đoán thách thức đầu tiên sẽ có thể xuất phát từ Châu Âu và Châu Á. Tiêu biểu là ở Nga, Tổng thống Vladimir Putin không có mấy thiện cảm đối với ứng cử viên tạm thời đang dẫn trước trong cuộc bầu cử, bà Hillary Clinton, cũng là cựu thư ký của Nhà Trắng mà ông Putin tin rằng đứng sau cuộc biểu tình chống lại ông năm 2012.

The gioi ma Tan Tong thong My se phai doi mat
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un quyết tâm thực hiện các vụ thử hạt nhân và có ý định tiến sâu các đầu đạn hạt nhân vào lục địa Mỹ.

Triều Tiên có một loạt các hành động khiêu khích - phóng tên lửa hoặc thử hạt nhân - trong vòng một tháng trước và sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un quyết tâm thực hiện các vụ thử hạt nhân và có ý định tiến sâu các đầu đạn hạt nhân vào lục địa Mỹ. Đối với vấn đề với Triều Tiên, trước đó chính quyền ông Obama đã nỗ lực sử dụng mọi biện pháp , chiến lược, các cuộc đàm phán nhưng không thể ngăn cản nước này. 

2. Mối quan hệ căng thẳng với Nga 
Mối quan hệ căng thẳng giữa Washington và Matxcova đã tăng lên khi ông Putin cố gắng chống lại sức ảnh hưởng của Mỹ trên toàn cầu trong 8 năm qua, Nga sáp nhập Crimea, duy trì cuộc xung đột ở miền đông Ukraine, đe dọa các đồng minh NATO trong vùng Baltic và ủng hộ Syria cùng Tổng thống Bashar al-Assad. Trong khi tất cả những hành động trên nhận được sự phản đối gay gắt của Mỹ. Nga đã lôi kéo các nước vốn là đồng minh của Mỹ ở Trung Đông, như Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ trong khi mối quan hệ với Washington trong khu vực gần như không thể cứu vãn.

The gioi ma Tan Tong thong My se phai doi mat
Mối quan hệ Mỹ-Nga ngày càng căng thẳng - một thách thức lớn với Tân Tổng thống


Nga cũng đã tiến hành cuộc tấn công mạng chưa từng có đối với đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016. Ông Angela Stent, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á-Âu và Nga tại Đại học Georgetown cho biết: "Một năm trước, tôi có thể nói mối quan hệ giữa Nga và Mỹ đã trở nên tồi tệ nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Nhưng giờ đây nó thậm chí trở nên tồi tệ hơn nhiều."

3. Căng thẳng với Trung Quốc?
Trung Quốc đang dần trở thành một thách thức đối với Tổng thống Mỹ kế tiếp. Càng ngày, Bắc Kinh càng ra sức sử dụng quân đội để khẳng định yêu sách đối với các khu vực tranh chấp ở vùng Biển Đông mà Mỹ khẳng định sẽ vẫn mở cửa để hải quan quốc tế qua lại và mọi vấn đề được giải quyết một cách hòa bình. 

The gioi ma Tan Tong thong My se phai doi mat
Liệu Tổng thống mới của Mỹ có những chính sách giúp nước này bình thường hóa mối quan hệ với các nước Châu Á như Trung Quốc, Philipines,..?


Tân Tổng thống cũng sẽ phải nỗ lực bằng mọi cách bình thường hóa quan hệ với châu Á, nơi mà các nước vốn là các nước thân cận với Mỹ như Hàn Quốc đang trải qua những biến động chính trị, hay Philippines.

4. “Thừa hưởng” một Trung Đông  căng thẳng

The gioi ma Tan Tong thong My se phai doi mat
Một cuộc họp giữa Thư ký Nhà Trắng và lãnh đạo các nước Trung Đông


Tổng thống tiếp theo sẽ phải “thừa hưởng” một Trung Đông giờ đây được coi là "không mấy yên bình". Bởi quan hệ cá nhân giữa Tổng thống Barack Obama và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã đẩy mối quan hệ  Mỹ-Israel ngày càng căng thẳng.
Một số các nước trong khu vực Trung Đông cũng không tán thành chính sách của ông Obama đối với những gì đang diễn ra ở Syria. Điều này đòi hỏi Tân Tổng thống nhiệm kỳ mới sẽ phải có một cái nhìn khác và một chính sách khác hơn cho các vấn đề với các nước Trung Đông.

Ngọc Quỳnh (Theo CNN)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI