Nhật xem xét thay đổi luật đăng ký khai sinh cho trẻ có mẹ là phụ nữ tái hôn

03/02/2022 - 18:13

PNO - Nhật đang xem xét thay đổi một điều luật điều luật từ thế kỷ XIX, mà theo đó nếu một người phụ nữ sinh con trong vòng 300 ngày sau khi ly hôn thì người chồng cũ sẽ được tự động đăng ký là cha của đứa trẻ.

Trong tuần này, một hội đồng chính phủ Nhật đã khuyến nghị sửa đổi điều luật nói trên, cùng với một điều luật khác, theo đó, phụ nữ không được tái hôn trong vòng 100 ngày sau khi ly hôn, với lý do nếu người phụ nữ sinh con trong khoảng thời gian này thì sẽ khó xác định mối quan hệ cha con của đứa trẻ.

 

Nguyên tắc koseki ở Nhật đã tồn tại từ thế kỷ thứ XI, và một đứa trẻ có mẹ đã ly hôn nếu không được đăng ký khai sinh theo cách này nếu không được đăng ký khai sinh theo cách này sẽ không có quốc tịch
Nguyên tắc koseki ở Nhật đã tồn tại từ thế kỷ thứ XI, và một đứa trẻ có mẹ đã ly hôn sẽ không có quốc tịch nếu không được đăng ký khai sinh theo cách này

Tuy nhiên, thay đổi được đề xuất sẽ chỉ áp dụng cho những phụ nữ đã tái hôn.

Theo luật hiện hành của Nhật, nếu một người phụ nữ sau khi ly hôn vẫn còn độc thân và sinh con thì đứa trẻ sẽ vẫn được coi là con của chồng cũ (nguyên tắc này được gọi là koseki theo tiếng Nhật).

Vì những đứa trẻ sinh ra trong khoảng thời gian 300 ngày sau khi ly hôn được “mặc nhiên” coi là con của người chồng cũ, một số phụ nữ có thể không đăng ký khai sinh cho con mình trong sổ đăng ký gia đình, vì nhiều lý do khác nhau.

Chẳng hạn, theo tờ The Guardian, những phụ nữ có chồng cũ là người bạo hành có thể không muốn anh ta xuất hiện trong giấy khai sinh của con mình với tư cách là cha.

Nguyên tắc koseki ở Nhật đã tồn tại từ thế kỷ thứ XI, và một đứa trẻ có mẹ đã ly hôn sẽ không có quốc tịch nếu không được đăng ký khai sinh theo cách này, từ đó sẽ gặp khó khăn khi xác định danh tính trong hàng loạt các thủ tục hành chính, bao gồm việc khai thuế và nhận các phúc lợi.

Theo The Guardian, ở Nhật hiện có ít nhất 800 người chưa đăng ký khai sinh, mặc dù con số thực tế có thể cao hơn.

Hội đồng chính phủ cũng khuyến nghị cho phép các bà mẹ và trẻ em được đưa ra các yêu cầu làm rõ quan hệ cha con. Hiện, chỉ có những người cha mới có thể làm điều này.

Theo luật hiện hành của Nhật, nếu một phụ nữ sinh con sau ít nhất 200 ngày kể từ khi kết hôn, thì đứa trẻ sẽ được coi là con của người chồng hiện tại.

Các quy tắc nói trên là một phần của Luật Dân sự Nhật, một bộ luật toàn diện được thông qua vào năm 1896, tức vài thập niên sau thời kỳ Minh Trị Duy tân. Gần đây, Nhật cũng đã xem xét thay đổi nhiều quy tắc trong bộ luật này “nhằm thể hiện với thế giới như một quốc gia hiện đại”, theo bình luận của The Guardian.

Nhất Nguyên (theo The Guardian)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI