Nhà vắng bố

23/05/2014 - 20:32

PNO - PN - Tám giờ tối, căn nhà có ba bóng người quây quần mà vẫn như trống trải lạ. Cậu bé trai 10 tuổi đang chơi vỏ ốc biển - quà của bố mang về từ đảo xa, bé gái sáu tuổi cặm cụi từng nét bút chuẩn bị cho cuộc thi viết chữ...

edf40wrjww2tblPage:Content

Nha vang bo

Một trong những tấm ảnh chụp chung hiếm hoi của gia đình anh Toàn, chị Hạnh

Chồng đâu?

Nhìn con gái gò từng nét chữ, chị Trần Thị Bích Hạnh (ngụ 179/27 đường Đình Phong Phú, P.Tăng Nhơn Phú B, Q.9, TP.HCM) ngậm ngùi: “Mình là người lớn, hiểu chuyện nên xa chồng cũng chịu được, thương hai đứa nhỏ, một năm chỉ được nhìn mặt bố vài bận…”. Chị chợt nghẹn.

Năm 2000, Hạnh là công nhân, gặp Toàn đang là lính đảo Trường Sa. Vài câu bông đùa đậm chất lính của anh đã khiến chị thương nhớ. Anh ra lại đảo, những cánh thư qua lại tuy thưa thớt nhưng vẫn giúp hai người bén duyên. Bác của chị không khỏi ái ngại khi nhắc cô cháu gái: “Lấy chồng lính là khổ cả đời đó!”. Chị biết thế nhưng vẫn chấp nhận. Chị và thiếu tá Nguyễn Văn Toàn (Lữ đoàn 125, công tác tại đảo Sinh Tồn - quần đảo Trường Sa) kết hôn năm 2002. Vợ chồng kề cận được vài tháng, chị vừa mang thai là anh đã phải lên đường ra đảo.

Người vợ cần chồng nhất khi vượt cạn, nhưng hai lần chị sinh con đều không có anh bên cạnh. Sinh con trai đầu lòng, chị ôm con trên tay, muốn khoe với chồng mà sóng điện thoại ngoài biển cứ chập chờn. Ngày anh sắp xếp được để về nhìn mặt con, lao vào nhà để bế con thì con... khóc thét vì sợ người lạ. Lúc chuẩn bị sinh đứa con thứ hai, chị nửa muốn giấu hờn tủi, nửa vẫn "vòi vĩnh" chồng: “Anh cố gắng để về cùng mẹ con em vượt cạn một lần”. Vậy mà đến ngày chị sinh, anh vẫn ở ngoài đảo, chập chờn điện thoại câu được câu mất trấn an vợ. Chị quê ở Bắc Giang, anh quê ở Thanh Hóa, không có người thân vào giúp, chị lại tự xoay xở. Chị bồi hồi: “Sinh đứa thứ hai, tôi suýt bị lạc mất đứa đầu. Lúc đó gấp quá, tôi phải gửi con trai sang nhà hàng xóm để đi sinh. Bé mới bốn tuổi, chờ mãi không thấy mẹ về nên lò dò ra đường tìm mẹ, đi lạc. Ở bệnh viện thì không có người thân thích, tôi phải nhờ người giường bên mua cơm hộ. Ai cũng hỏi “chồng đâu?”, tôi chỉ biết gượng cười”.

Khó kể hết được nỗi vất vả của người mẹ đang “nằm ổ” lại phải chăm sóc đứa con lớn. Khu nhà của chị lại bị ngập nặng. Mỗi lần mưa to, chị phải mang áo mưa, thập thò ngoài hẻm để canh, thấy nước dâng cao là bồng bế hai con sang nhà hàng xóm tá túc.

Mấy chị hàng xóm thường khen: “Hạnh giỏi thật, gặp người khác, chắc chịu không nổi”. Chị chỉ biết cười: “Tôi nghĩ đơn giản là có người làm nhiệm vụ bảo vệ biển đảo thì cũng phải có người chấp nhận sự thiệt thòi của một người vợ lính đảo. Những ngày con đau ốm, nhà ngập nước, tôi chẳng dám kể cho chồng nghe. Mình còn chịu được, cứ chịu”.

Nha vang bo

Nha vang bo

Chị Hạnh và hai con trong một buổi tối thường nhật. Bé Thắng mê mẩn với vỏ ốc bố tặng, bé Phương chăm chú rèn chữ đẹp để khoe với bố.

Thấy vợ chồng người ta cãi nhau mà... thèm

Bé gái Nguyễn Thị Mai Phương có khiếu viết chữ đẹp, thường được mẹ động viên luyện chữ: “Để khi nào bố về thì khoe cho bố vui”. Bé rất tình cảm, ít được gặp và không có nhiều kỷ niệm về bố, nhưng gặp người khác là luôn miệng kể về “hải quân đẹp trai” của mình. Mỗi lần Phương gọi điện thoại cho bố, câu đầu tiên là “bao giờ bố về thăm con?”, bố bảo “vài tháng nữa bố về”, bé gặng hỏi “vài tháng là bao nhiêu tháng, bố phải nói rõ để con tính chứ, lúc nào bố cũng nói vài tháng thì làm sao con biết?”.

Còn cậu con trai đầu - Nguyễn Anh Thắng - thì không giấu được sự tự hào khi nhắc đến chuyện bố mình là hải quân. Câu anh Toàn thường dặn con trai mình: “Con có một cách để bố hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, là học thật giỏi”. Những ngày Biển Đông dậy sóng, cả nhà lo lắng nhiều hơn. Những buổi tối, chỉ đơn giản là bố đang lênh đênh trên biển, điện thoại mất sóng, nhưng ba mẹ con cũng nóng ruột nóng gan, mất ngủ. Khi liên lạc được với bố, bao giờ Thắng cũng khoe thành tích học tập để bố yên lòng.

Cách đây vài năm, chị Hạnh đã mạnh dạn vay nợ để xây lại căn nhà tươm tất, thoát được cảnh “chạy ngập” . Nhắc lại chuyện xây nhà, chị cũng tủi thân vì mình chị phải làm hết những việc của đàn ông, từ lo thủ tục vay tiền ở ngân hàng đến đi mua vật tư, trông coi thợ. Giờ thì chị đối diện với gánh nặng trả nợ ngân hàng.

Chồng theo nghiệp binh, vợ làm bảo mẫu ở trường mầm non lương cũng chẳng là bao, nhưng vợ không dám thổ lộ sự căng thẳng, vất vả cho chồng nghe. Chị nói: “Vợ con ở đất liền phải giữ tinh thần thật tốt thì chồng mới vững vàng ngoài biển. Nếu cứ gọi điện thoại ra than nghèo kể khổ thì hỏng”. Chị hay dặn các con: “Nhà mình vắng bố, các con phải mạnh mẽ và tập thói quen tự lập”. Chị nhắc con, mà cũng tự nhắc mình.

Có lần, đúng dịp anh về phép, con gái bị chứng vỡ hồng cầu sau chích ngừa. Hai vợ chồng hộc tốc đưa con vào bệnh viện cấp cứu buổi sáng, thì buổi chiều anh đã vác ba lô lên đường khi chưa biết tình hình sức khỏe của đứa con bé bỏng như thế nào. Những dịp chia ly giằng xé cõi lòng như vậy đã giúp chị mạnh mẽ lên và cũng giúp anh thêm vững tin.

Điện thoại đổ chuông, Thắng bắt máy, réo lên: “Bố gọi này Phương ơi”. Bé Phương mừng quýnh, giành điện thoại của anh, câu đầu tiên vẫn là “bố à, bao giờ bố về?”. Chị Hạnh cười hiền: “Vậy đó, có bao giờ bố gọi về nhà mà mẹ được nghe đầu tiên đâu, hai anh em cứ tranh nhau kể chuyện với bố”. Chị Hạnh nói đùa mà nghe như thật: “Nhiều khi tôi cũng muốn được cãi nhau với chồng lắm. Thấy vợ chồng người ta cãi nhau mà thèm”.

 Trần Triều

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Nhìn mưa lại nhớ mưa

    Nhìn mưa lại nhớ mưa

    21-05-2024 06:10

    Hôm ông trời cho một trận mưa mát lành, ba mẹ tôi cũng như trút được nỗi lo, căn nhà vui lên rộn rã.

  • Ở nhà chăm con, vẫn không tụt hậu

    Ở nhà chăm con, vẫn không tụt hậu

    20-05-2024 18:38

    “Phụ nữ là phải độc lập, tự chủ kinh tế, ở nhà nuôi con thì làm gì”. “Ở nhà suốt không chán à? Ở nhà lâu ngày tụt hậu đấy”.

  • Con cần biết yêu trước khi yêu

    Con cần biết yêu trước khi yêu

    20-05-2024 16:00

    Cần dạy con hiểu rằng, dù có yêu một người nhiều đến đâu, chuyện người đó thay lòng vẫn là bình thường.

  • Khi vợ sa cơ

    Khi vợ sa cơ

    20-05-2024 06:04

    Người vợ có ham muốn, khát khao làm giàu đến đâu nữa, cũng chỉ mong đem lại sự no đủ cho chồng con.

  • Muốn con về thăm, má phải giả bị bệnh

    Muốn con về thăm, má phải giả bị bệnh

    19-05-2024 15:43

    Má tỉ mỉ làm món này món kia và chờ con gái con trai cùng các cháu về chơi, nhưng rồi lại thất vọng.

  • Có 2 bà nội, tình thương gấp đôi

    Có 2 bà nội, tình thương gấp đôi

    19-05-2024 05:48

    Thuở nhỏ, hồn nhiên, tôi hiếm khi thắc mắc vì sao ba mẹ và mình lại sống chung, gắn bó nhiều hơn với bà cả mà không phải bà ruột?

  • Nơi có nhiều đàn ông “chuẩn men”

    Nơi có nhiều đàn ông “chuẩn men”

    18-05-2024 12:28

    Số vụ lừa tình, lừa tiền, quấy rối trực tuyến tại Việt Nam tăng 70% so với năm trước. Cứ 10 nạn nhân bị thì có 9 người là phụ nữ.

  • May mà có hàng xóm, mẹ tôi thoát hiểm

    May mà có hàng xóm, mẹ tôi thoát hiểm

    18-05-2024 06:08

    Tôi an lòng khi sống ở hẻm nhỏ, nhà nghèo mà giàu tình thương.

  • Những mùa mưa ngang qua

    Những mùa mưa ngang qua

    17-05-2024 17:50

    Mưa vẫn là cách đơn giản và thân thuộc giúp cho mọi buồn phiền thất vọng, khổ sở có thể thỏa thuê trôi đi trong làn nước.

  • Hơn 30 tuổi vẫn bị mẹ kiểm soát

    Hơn 30 tuổi vẫn bị mẹ kiểm soát

    17-05-2024 10:43

    Mẹ Dung biến một phụ nữ ngoài 30 thành đứa trẻ. Chính xác hơn, bà chưa bao giờ muốn con gái mình lớn lên.

  • Người đẹp trên… mây

    Người đẹp trên… mây

    17-05-2024 06:16

    Hầu hết ảnh các cô gái xinh tươi đều được đánh cắp từ nhiều nguồn trên mạng. Nấp sau loạt tài khoản ảo, các nhân viên nghề lừa tiếp cận con mồi.

  • Vườn rau nuôi con vào đại học

    Vườn rau nuôi con vào đại học

    16-05-2024 14:29

    Mỗi buổi chợ chỉ chừng chục ký rau, nhưng đều đặn cả tháng cũng đủ chi phí cho tôi đi học 1 tháng.

  • Lần đầu học cách làm chồng

    Lần đầu học cách làm chồng

    16-05-2024 09:32

    Con cái không phải mình chị sinh ra, nhà không phải mình chị ở, chị cũng có khi đau ốm, muốn nghỉ ngơi, muốn dựa dẫm vào người đàn ông của mình.

  • Chúng mình 3 đứa

    Chúng mình 3 đứa

    16-05-2024 06:12

    Tình bạn không như tình yêu. Đã là thân thì dù có gặp hay không, có nói với nhau nhiều hay không thì tình cảm đó vẫn không phai nhạt.

  • Nhờ có “bọn trẻ” mà người lớn thân nhau

    Nhờ có “bọn trẻ” mà người lớn thân nhau

    15-05-2024 18:47

    Hơn 5 năm qua, tôi sống giữa phố thị, đón nhận tình làng nghĩa xóm thân tình, gần gũi, ấm áp và tôi cũng có “bầy đàn” chẳng khác ở quê.

  • Câu chuyện tình yêu: Đã chọn thương…

    Câu chuyện tình yêu: Đã chọn thương…

    15-05-2024 16:11

    Ông bà sống với nhau như đôi bạn nhảy, cứ ông tiến lên, bà lùi lại, bà tiến lên, ông lùi lại, nhịp nhàng và uyển chuyển.

  • Sen hồng ngày hạ

    Sen hồng ngày hạ

    15-05-2024 10:36

    Đến tận bây giờ, dù đã lập nghiệp ở phương xa, nhưng chỉ cần nhắm mắt lại, tôi như cảm nhận thấy ngay hương vị ngọt ngào ấy.

  • Chỉ đường cho hươu...: “Tình một đêm” thì đã sao?

    Chỉ đường cho hươu...: “Tình một đêm” thì đã sao?

    15-05-2024 06:14

    Tình dục có nhất thiết phải đi đôi với tình yêu? Chuyện tình dục không có tình yêu (ví dụ như tình một đêm) thì đã sao?