Người Ba Lan phản đối lệnh cấm phá thai hà khắc sau cái chết bị "làm ngơ" của thai phụ

07/11/2021 - 15:38

PNO - Một lần nữa người Ba Lan lại tức giận khi những thai phụ phải chấp nhận cái chết thương tâm bởi luật cấm phá thai hà khắc ở nước này.

 

Mọi người tuần hành qua Warsaw với khẩu hiệu 'Không phải ai nữa' để phản đối các quy định hạn chế phá thai của Ba Lan sau cái chết của một phụ nữ mang thai. Ảnh: Leszek Szymański / EPA
Mọi người xuống đường tuần hành để phản đối các quy định hạn chế phá thai hà khắc của Ba Lan sau cái chết của một thai phụ - Ảnh: Leszek Szymański / EPA

Tối 6/11 (giờ địa phương), hàng ngàn người Ba Lan đã xuống đường biểu tình phản đối luật cấm phá thai hà khắc ở nước này khi một thai phụ 30 tuổi bị bỏ lơ đến chết trong bệnh viện. Gia đình người phụ nữ này nói rằng các nhân viên bệnh viện đã từ chối chăm sóc sức khỏe, cứu mạng cô vì họ sợ vi phạm luật phá thai nghiêm ngặt của đất nước.

"Hiện tại, vì luật phá thai, con phải nằm trên giường và các bác sĩ không thể làm gì", Izabela viết trong một tin nhắn cho mẹ sau khi nhập viện. “Ngoài ra, họ sẽ đợi đứa bé chết đi hoặc một vấn đề gì đó bắt đầu xảy ra thì họ mới hành động", cô nhắn tiếp.

Tuy nhiên, người phụ nữ này đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 4 giờ sáng ngày hôm sau. Luật sư đại diện cho gia đình Izabela, cho biết gia đình được thông báo cô qua đời do thuyên tắc phổi. Tuy nhiên, khám nghiệm tử thi ban đầu cho thấy người phụ nữ tử vong do sốc nhiễm trùng.

Izabela qua đời vào ngày 22/9 nhưng cái chết của cô mới được gia đình công khai vào tuần trước, làm dấy lên tranh cãi và phản đối trên khắp Ba Lan.

“Sau khi luật phá thai ở Ba Lan được thắt chặt do phán quyết năm 2020, việc phá thai chỉ có thể được áp dụng trong trường hợp nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe của người mẹ”, luật sư Jolanta Budzowska nói. “Tuy nhiên, các bác sĩ khó có thể áp dụng điều này vào thực tế. Họ không biết liệu họ có quyết định đúng khi mối nguy hiểm thực sự này xảy ra hay không. Nếu họ phá thai quá sớm và sau đó các công tố viên khẳng định rằng điều đó không gây nguy hiểm cho người mẹ thì nhân viên y tế có thể phải đối mặt với án tù ba năm”.

Người dân ở Warsaw thắp sáng điện thoại di động trước bộ y tế Ba Lan. Ảnh: Czarek Sokołowski / AP
Người dân thắp sáng điện thoại di động trước bộ y tế Ba Lan - Ảnh: AP

Người phụ nữ nằm cùng phòng với Izabela cho biết, Izabela nói rằng cô muốn được cứu sống, muốn các bác sĩ giúp mình và cô không muốn chết nhưng các nhân viên bệnh viện đã từ chối sinh hoặc mổ đẻ trước khi đứa con trong bụng của Izabela qua đời. “Izabela nói với các bác sĩ rằng cô ấy cảm thấy có điều gì đó không ổn. Nhưng họ liên tục nói với cô ấy rằng tim thai vẫn còn đập, và chừng nào trái tim còn đập thì họ không thể làm gì”.

Do những hạn chế của COVID-19, Izabela không được bạn bè hoặc gia đình đưa đến bệnh viện khi cô bị ra huyết vào tuần thứ 22 của thai kỳ. Cô vẫn giữ liên lạc với những người thân yêu của mình qua điện thoại và những tin nhắn gửi cho mẹ cho thấy Izabela ngày càng tuyệt vọng cho đến khi qua đời.

Luật sư Budzowska nói rằng gia đình của Izabela lên tiếng vì muốn thấy những thay đổi đối với luật phá thai, "để phụ nữ không phải chết vì sự nghi ngờ pháp lý của các bác sĩ".

Theo dự luật mới ở Ba Lan thì phá thai bất hợp pháp ngang với tội giết người, và do đó có thể bị phạt tù từ ba năm đến chung thân.

Thảo Nguyễn (theo AP, The Guardian)

 

 

news_is_not_ads=

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEtulieuvi /strCate=tulieu

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEthegioilakyvi /strCate=thegioilaky
TIN MỚI

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEthegioivi /strCate=thegioi