Giác quan thứ sáu

29/09/2014 - 19:50

PNO - PN - Sau cơn đột quỵ, một tay cha bị liệt, một chân đi tập tễnh. Mẹ cứ lo khi con chào đời, cha làm sao ẵm bồng con với chỉ một cánh tay còn lại. Nhưng bây giờ thì mẹ đã yên tâm khi giao con cho cha trông coi.

edf40wrjww2tblPage:Content

Giai đoạn con từ 1-4 tháng tuổi, mỗi khi thấy con khóc, cha muốn ẵm con lên dỗ dành nhưng mẹ lại lo lắng không yên. Đôi lần thấy con khóc thét, mẹ thì bận bịu với một mớ việc không tên, cha đã năn nỉ mẹ để cha ẵm thử con. Còn nhớ lần đầu tiên, mẹ đặt con lên cánh tay phải của cha, chẳng hiểu sao con lại im re còn cười ngoan ngoãn. Vậy là mỗi lần con khóc, mẹ và các dì đành phải “mượn” cánh tay này. Không ít lần mẹ phải ganh tỵ với cha vì cái kiểu “thiên vị” của con, chỉ khóc và nhõng nhẽo với mẹ.

Giác quan thú sau

Đến khi được chín tháng tuổi, con trai mẹ đã cứng cáp hơn. Cha lại cặp nách con đi chơi quanh xóm. Con bám chặt lấy vai áo của cha. Cứ vậy thành thói quen, mỗi lần cha bế lên là con khư khư bám áo chắc nịch. Không ít người trầm trồ: “Thằng bé hay quá, biết ba nó có một tay nên tự bám vô cho chắc”.

Ngày con chập chững học đi, cha mẹ hồi hộp dõi theo những bước đi đầu tiên của con. Mỗi khi thấy dì và mẹ thì con giơ hai tay đòi ẵm, nhưng gặp cha, con lại ngoan ngoãn tự đi. Mỗi sáng, nhìn bàn tay bé xíu của con nắm lấy tay cha đi từng bước nhỏ trên đường, mẹ không giấu nổi những giọt nước mắt hạnh phúc. Mẹ tự hỏi lòng, có phải giác quan thứ sáu đã khiến con cảm thông, thấu hiểu với sức khỏe của cha?

 Nguyễn Mỹ

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI