Gạt đi mâu thuẫn sau sự cố, Mỹ - Philippines bắt tay đối phó kẻ thù chung

09/09/2016 - 07:00

PNO - Sau khi gỡ bỏ được mâu thuẫn vì những lời thóa mạ Tổng thống Obama của Tổng thống Duterte, hai bên đã xác định rõ đối tượng cần phải tập trung đối phó là ai.

Hãng tin AFP tối 7-9 cho biết, Mỹ sẽ tặng Hải cảnh Philippines hai máy bay đã qua sử dụng để nước này tăng cường tuần tra ở bãi cạn Scarborough.

Chỉ huy Hải cảnh Philippines, ông Armand Balilo cho biết hai máy bay 30 chỗ ngồi Sherpa sẽ được Mỹ trao cho nước này trong tháng 12-2016. Ông Balilo nói: "Hai chiếc máy bay sẽ giúp Hải cảnh Philippines, nhất là trong việc tuần tra".

Gat di mau thuan sau su co, My - Philippines bat tay doi pho ke thu chung
Mỹ không muốn vụ thóa mạ vừa rồi làm ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước trong bối cảnh Trung Quốc đang có những hành động hiếu chiến ở Biển Đông

Tuyên bố này của phía Mỹ chỉ diễn ra một ngày sau sự cố Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte thóa mạ Tổng thống Mỹ Barack Obama, nhưng ngay sau đó đã tuyên bố hối tiếc vì "bình luận mạnh mẽ" này.

Trong thời gian qua, Philipppines nhiều lần quan ngại việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo trên biển Đông. Tuần vừa rồi, ông Duterte cho biết Trung Quốc đã điều nhiều tàu lớn đến bãi cạn Scarborough và lần đầu tiên xây dựng tại đây.

Bộ Quốc phòng Philippines ngày 7.9 đã công bố các hình ảnh cho thấy tàu Trung Quốc hiện diện dày đặc gần bãi cạn Scarborough trên Biển Đông.

Gat di mau thuan sau su co, My - Philippines bat tay doi pho ke thu chung
Một tàu tuần duyên Trung Quốc trong ảnh do Philippines chụp được gần bãi cạn Scarborough
Gat di mau thuan sau su co, My - Philippines bat tay doi pho ke thu chung
Tàu tiếp tế
Gat di mau thuan sau su co, My - Philippines bat tay doi pho ke thu chung
Tàu kéo cáp

Những hình ảnh này được gửi tới báo giới chỉ ít giờ trước khi lãnh đạo các nước ASEAN có cuộc hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Vientiane, Lào.

Theo Manila Times, cụ thể 10 bức ảnh và một tấm bản đồ đã được gửi qua email cho các phóng viên báo chí, trong đó nhiều người đang tham gia tác nghiệp tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Lào.

Một quan chức an ninh Philippines tháp tùng Tổng thống Rodrigo Duterte trong chuyến đi Lào lần này nói rằng, chính phủ Philippines đang vấp phải thách thức về việc phải giải thích tại sao ngư dân Philippines chưa thể quay lại đánh bắt tại khu vực bãi cạn Scarborough, dù tòa trọng tài đã ra phán quyết.

Quan chức này cho biết Manila muốn đàm phán với Bắc Kinh để giải quyết vấn đề quyền đánh bắt cá, tuy nhiên hoạt động của phía Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough khiến tình hình khó khăn hơn. “Tổng thống Duterte đang muốn Trung Quốc làm rõ ý định tại khu vực này”, Reuters dẫn lời quan chức trên cho hay.

Tình hình hiện tại làm dấy lên mối lo ngại cho các quan chức ở Philippines: “Chúng tôi giành chiến thắng trong phiên tòa phân xử, nhưng không thể thực thi điều đó. Làm thế nào để chúng tôi giải thích điều đó với các ngư dân của mình?”.

Gat di mau thuan sau su co, My - Philippines bat tay doi pho ke thu chung
Mặc dù giành về phần thắng, Philippines vẫn "ngậm đắng nuốt cay" nhìn Trung Quốc tung hoành trên địa phận của mình

Theo báo Navy Times của Hải quân Hoa Kỳ ấn bản trên mạng đề ngày 08/09/2016, chưa có bằng chứng cụ thể cho thấy Trung Quốc có dấu hiệu chuẩn bị xây dựng trên bãi cạn Scarborough, nhưng Hải quân Hoa Kỳ không loại trừ khả năng đây là bước đầu để Bắc Kinh cải tạo đảo như đã từng làm trong quá khứ.

Tờ báo nhắc lại ngày 05/9/2016 Manila đã yêu cầu đại sứ Trung Quốc tại Philippines giải thích sau khi phát hiện nhiều tàu Trung Quốc hiện diện gần bãi cạn Scarborough, mà theo Manila thực thể đó thuộc chủ quyền của Philippines. Bộ Quốc Phòng Philippines nghi ngờ Bắc Kinh đang có ý định cải tạo bãi đá này.

Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã lập tức bác bỏ những cáo buộc trên. Bên lề thượng đỉnh ASEAN tại Vientiane Lào, Trung Quốc một lần nữa đã nhắc lại: lời tố cáo của chính quyền Manila là không có cơ sở.

Trả lời báo Navy Times, hai quan chức Hải quân Mỹ xin được giấu tên cũng ghi nhận là tới nay, chưa có bằng chứng rõ rệt về hoạt động cải tạo đảo của Trung Quốc ở bãi đá Scarborough, nhưng tiếng chuông báo động của Philippines cũng đủ làm phía Hoa Kỳ lo ngại vì 2 lý do: khả năng Trung Quốc xây thêm đảo nhân tạo nói trên sẽ làm "gia tăng đáng kể rủi ro xảy ra xung đột" và hai là trong quá khứ, sự hiện diện của tàu nạo vét Trung Quốc thường là bước đầu cho các công trình xây dựng của quốc gia này ở những vùng có tranh chấp.

Như vậy, sau khi gỡ bỏ được mâu thuẫn vì những lời thóa mạ Tổng thống Obama của Tổng thống Duterte, hai bên đã xác định rõ đối tượng cần phải tập trung đối phó là ai. Về phía Mỹ, dù không hài lòng với tuyên bố của ông Duterte nhưng vẫn muốn “xoa dịu căng thẳng” bằng cách bày tỏ hy vọng, những lời lẽ khiếm nhã đó sẽ không ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước trong bối cảnh Trung Quốc đang có những hành động hiếu chiến ở Biển Đông.

Minh Đức

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI