Dấu hiệu nhận biết bạn là PHỤ HUYNH ĐỘC HẠI đối với con mình

15/11/2016 - 15:30

PNO - Hầu hết các bậc cha mẹ luôn làm hết sức mình để cho con cái những điều tốt nhất có thể: giáo dục tốt, sức khỏe tốt. Nhưng họ cũng có thể vô tình mắc những sai lầm có ảnh hưởng xấu đến tương lai của trẻ.

Không may là có một số phụ huynh thường xuyên mắc phải những sai lầm không đáng có và trở nên “độc hại” đối với con trẻ. Bất kể có hay không, nhiều hành vi có thể dẫn đến ảnh hưởng không tốt đến cảm xúc và tinh thần của một đứa trẻ, có thể ảnh hưởng đến con trẻ kể cả khi đã trưởng thành.

Nếu bạn đã từng mắc phải các tình huống sau đây thì hoặc cha hoặc mẹ của bạn đang bị nhiễm một chút “độc hại” đó:

1. Họ thất bại trong việc cung cấp cho bạn sự chắc chắn và an toàn

Một số người cho rằng việc thể hiện tình yêu với con là một điều quan trọng để đảm bảo rằng con có thể tự chăm sóc bản thân trong tương lai. Nếu bạn thường xuyên nhận được những hành động thể hiện tình yêu của cha mẹ thì hẳn bạn phải tin rằng điều này có tác động tích cực đến cuộc sống của bạn.

Tuy nhiên, nếu thực tế bạn cảm thấy rất thất vọng khi gặp thất bại hay bị từ chối thì điều này có thể bắt nguồn từ những điều trên. Tình yêu có thể thường xuyên không được như ý muốn nhưng nó không thể là phương pháp duy nhất nếu cha mẹ muốn con mình trở thành một người toàn diện.

2. Họ phê phán quá nhiều

Phụ huynh lúc nào cũng có thể chỉ trích, chê bai cái gì đó. Nếu không, chúng ta có thể không bao giờ biết cách làm thế nào cho đúng, chẳng hạn như công việc hàng ngày như giặt đồ hay rửa bát. Phụ huynh “độc” có thể nghiêm trọng hóa vấn đề về tất cả mọi thứ mà con cái làm.

Dau hieu nhan biet ban la PHU HUYNH DOC HAI doi voi con minh

Cha mẹ có thể phạm sai lầm khi tin rằng họ làm điều này để đảm bảo con có thể tránh gặp phải những sai lầm khác. Không may là những hành vi này thực sự làm cho trẻ trở thành một người chỉ biết chỉ trích người khác.

3. Họ yêu cầu bạn phải chú ý

Phụ huynh “độc” thường biến con mình thành người thay thế cha mẹ mình bằng cách luôn bắt con cái phải chú ý đến mình. Điều này có thể xem như là sự liên kết giữa cha mẹ và con cái, nhưng nó thực sự là một mối quan hệ ký sinh đòi hỏi quá nhiều thời gian và năng lượng của trẻ khi trẻ cần tập trung vào việc học hỏi những cái khác hơn.

Mặc dù có thể hơi khó khăn khi bắt đầu nhưng cha mẹ cần cung cấp cho con đủ không gian để phát triển và không đòi hỏi quá nhiều tương tác để cho con tự do học hỏi.

4. Họ đùa quá trớn về bạn

Tất cả các bậc phụ huynh đôi khi lôi những chuyện từ ngày còn “tè dầm” của con ra để đùa mà không lường trước hậu quả của nó. Bạn không cần phải chấp nhận nó chỉ vì cha mẹ vẫn luôn đùa như thế về chiều cao hay cân nặng của bạn.

Sau tất cả thì đây là một cách khiến bạn cảm thấy tự ti về chính bản thân mình. Nếu phụ huynh quan tâm đến vấn đề ngoại hình của con em mình, họ nên thành thật và không nên pha trò về nó.

5. Họ là nguyên nhân cho những lời biện minh của bạn dành cho hành vi tiêu cực

Trong quá trình trưởng thành, bạn có nghĩ mình bị đánh đòn hay mắng nhiếc vì mình đáng bị như thế? Nếu đúng như vậy thì bạn vẫn có thói quen biện minh cho những hành vi sai trái của người khác.

Những bậc phụ huynh gây hại cho con cái thường xoay tình hình theo chiều hướng mà họ muốn, và đặt trẻ giữa 2 lựa chọn: chấp nhận rằng cha mẹ mình không đúng, hoặc là tìm người khác để đổ lỗi. Trong hầu hết các trường hợp, trẻ em, thậm chí khi đã trưởng thành, đều chọn phương án thứ hai.

6. Họ không cho phép bạn biểu lộ những cảm xúc tiêu cực

Những bậc phụ huynh không muốn cho trẻ bộc lộ cảm xúc của chúng và bắt chúng che giấu những cảm xúc tiêu cực của mình sẽ làm cho trẻ lớn lên mà không có cách nào bộc bạch được nỗi lòng mình.

Bố mẹ không sai khi giúp trẻ nhìn nhận những mặt tốt đẹp của vấn đề. Tuy nhiên, phủ nhận hoàn toàn những cảm xúc tiêu cực của trẻ và những nhu cầu bộc lộ tình cảm có thể gây cho trẻ chứng trầm cảm và gặp khó khăn trong việc đối mặt với những thử thách của cuộc đời trong quá trình trưởng thành về sau.

Dau hieu nhan biet ban la PHU HUYNH DOC HAI doi voi con minh

7. Họ dọa nạt con mình

Tôn trọng và sợ hãi không nên song hành với nhau. Trên thực tế, khi trẻ em cảm thấy được yêu thương, được ủng hộ, và được gắn kết thì đến lúc trưởng thành chúng sẽ hạnh phúc hơn.

Mặc dù có những hình phạt không thể tránh khỏi mà cha mẹ phải áp dụng trong từng quãng thời gian, những bậc phụ huynh “lành mạnh” sẽ không dùng nhiều những lời lẽ và hành động mang tính dọa nạt con cái và làm ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý và tình cảm của trẻ.

Phụ huynh luôn nghĩ rằng họ cần coi trọng cảm xúc của mình mỗi khi có vấn đề gì đó trong gia đình, nhưng đó là cách nghĩ từ rất lâu rồi và suy nghĩ này không hề góp phần thúc đẩy một mối quan hệ tích cực.

 Đành rằng bố mẹ phải đưa ra mọi quyết định, từ việc tối nay ăn gì cho đến kì nghỉ hè sẽ đi đâu, nhưng vẫn cần tôn trọng ý kiến của những thành viên khác trong gia đình, trong đó có cả trẻ em nữa. Sự độc đoán sẽ luôn ép buộc trẻ em phải kìm nén cảm xúc của mình để tuân theo sự áp đặt của cha mẹ.

9. Họ cùng tiến tới mục tiêu của bạn

Có phải bố hoặc mẹ sẽ quan tâm thái quá đến việc mà bạn đang làm, thậm chí là họ còn làm cùng và làm tốt hơn thế nữa? Có vẻ như bố mẹ thực sự quan tâm đến cuộc sống của con cái, nhưng càng áp đặt thì chúng càng gặp khó khăn trong việc đạt được mục tiêu.

Ví dụ, nếu bạn phải bán 50 hộp bánh quy, cùng lúc đó mẹ bạn cũng làm bánh quy và chia cho hàng xóm, bạn sẽ chẳng bao giờ bán được đúng như mục tiêu mà mình đã đặt ra. Nếu bạn cứ để bố mẹ cứ làm như vậy thì bạn sẽ thất bại trong suốt cuộc đời mình.

Dau hieu nhan biet ban la PHU HUYNH DOC HAI doi voi con minh

10. Bố mẹ dùng tiền bạc và lòng thương hại để kiểm soát bạn

Mỗi đứa trẻ đều phải trải qua cảm giác tội lỗi với bố mẹ mình, nhưng nếu bố mẹ áp dụng “chiến thuật” này thường xuyên, họ sẽ gây tổn hại nặng nề đến con cái. Ngay cả khi đã trưởng thành, cha mẹ thường xuyên kiểm soát con cái bằng cách tặng chúng những món quà đắt tiền và chờ đợi chúng tặng lại gì đó cho mình.

Nếu chúng không làm đúng những gì mà cha mẹ mong muốn, họ sẽ làm cho con mình cảm thấy tội lỗi vì “cha mẹ đã làm tất cả vì con rồi mà”. Những bậc cha mẹ tốt nên biết rõ rằng con cái không nợ mình bất cứ thứ gì khi mình tặng quà cho chúng hay cho chúng tiền, nhất là khi chúng không đòi hỏi những món quà ấy.

11. Hình phạt im lặng

Có thể bạn sẽ không muốn nói chuyện với ai đó lúc tức giận, nhưng “chiến tranh lạnh” với trẻ là một hình phạt mang tính tổn hại rất lớn. Hình phạt vừa hung hăng lại vừa thụ động này làm tổn thương trẻ và ép trẻ phải tìm ra giải pháp để cứu vãn tình hình, ngay cả khi chúng chẳng làm gì sai trái.

Nếu cha mẹ quá tức giận và không thể bình tĩnh ngồi nói lý với con cái, họ nên nói với con rằng họ cần một vài phút yên tĩnh chứ không phải là ngang nhiên phớt lờ con mình.

Dau hieu nhan biet ban la PHU HUYNH DOC HAI doi voi con minh

12. Họ bỏ qua những ranh giới riêng tư

Cha mẹ có thể biện minh cho hành động gần như là theo dõi con cái của mình, và trong một số trường hợp, họ sục sạo khắp nơi để đảm bảo rằng con mình an toàn. Tuy nhiên, mọi người đều cần có ranh giới cho riêng mình, đặc biết là thanh thiếu niên.

Bố mẹ sẽ làm ảnh hưởng xấu đến con cái nếu họ vượt quá những ranh giới này và hành vi này sẽ gây ra rất nhiều vấn đề. Ví dụ như một bậc phụ huynh không gõ cửa trước khi vào phòng con mình. Hành vi này sẽ làm cho con gặp phải khó khăn trong việc nhận thức và hiểu rõ những ranh giới của người khác trong tương lai.

13. Họ đặt lên vai con cái trách nhiệm phải làm họ hạnh phúc

Nhiều bậc cha mẹ dành rất nhiều thời gian để nói với con rằng chúng làm họ chán chường hay vui vẻ đến thế nào, họ đã đặt những kì vọng, những ảo tưởng vào vai trò của con trong cuộc sống của họ. Nhưng không có đứa trẻ nào phải chịu trách nhiệm cho hạnh phúc của cha mẹ mình cả.

Ngoài ra, cha mẹ không bao giờ nên nói với con rằng con được điểm cao thì bố mẹ sẽ hạnh phúc. Bị buộc vào trách nhiệm như vậy sẽ làm con không thể nào làm chủ được hạnh phúc của chính mình.

Minh An

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI