Từ A-Z cách chăm sóc răng miệng cho bé

23/08/2015 - 10:03

PNO - Ngay từ trước khi bé bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên, bạn đã nên chú ý tới việc vệ sinh khoang miệng để đảm bảo sức khỏe cho bé sau này.

Khi nào nên bắt đầu chải răng cho bé?

Ngay khi nhìn thấy mầm răng đầu tiên nhú lên, bạn đã có thể chải răng cho bé 2 lần/ngày. Nếu bạn bắt đầu sớm, bé sẽ quen với việc được đánh răng. Các bé có thời điểm mọc răng khác nhau, có bé 6 tháng, có bé phải đợi tới 1 tuổi. Cho đến khi bé 2 tuổi rưỡi, bé có thể đạt mốc 20 răng sữa.

Tu A-Z cach cham soc rang mieng cho be

Tốt nhất bạn nên tiếp tục chải răng cho bé trong tối thiểu 7 năm đầu tiên. Đây cũng là lúc bạn nên dạy bé cách cầm bàn chải, cách chải răng sao cho phù hợp.

Có cần mua bàn chải đánh răng cho bé không?

Ban đầu, bạn chỉ gần dùng gạc tưa lưỡi hoặc một miếng khăn mềm mỏng đã được làm ướt, quấn quanh ngón tay trỏ - có thể thêm một xíu kem đánh răng - để làm sạch răng cho bé.

Tu A-Z cach cham soc rang mieng cho be

Nếu bạn thích dùng bàn chải đánh răng trẻ em, nên chọn loại sợi nylon mềm và đầu bàn chải nhỏ. Nhớ đọc kỹ hướng dẫn xem đó là loại bàn chải dành cho lứa tuổi nào.

Thay bàn chải đánh răng cho bé thường xuyên, khoảng 1-3 tháng/lần thay. Nếu các sợi tơ xòe ra so với vị trí thẳng đứng lúc đầu, đó là dấu hiệu bạn nên thay bàn chải.

Loại kem đánh răng nào tốt nhất cho bé?

Đó là những loại dành riêng cho trẻ tùy theo các độ tuổi, có chứa flouride để ngừa sâu răng. Tuy nhiên, hãy kiểm tra cẩn thận hàm lượng fluor để chắc chắn nó không gây hại cho sức khỏe bé yêu.

- Trẻ dưới 3 tuổi nên sử dụng kem đánh răng hàm lượng fluor thấp, nhưng phải đảm bảo chứa ít nhất 1.000mg/1.000.000g.

- Trẻ chưa thể dùng chung kem đánh răng với bố mẹ cho tới khi bé được 3 tuổi.

Lượng kem đánh răng nên dùng là bao nhiêu?

Bạn chỉ cần một chút xíu kem đánh răng là đủ. Lượng kem này tạo nên một lớp mỏng chiếm khoảng 3/4 bề mặt lông bàn chải đánh răng.

Tu A-Z cach cham soc rang mieng cho be

Khuyến khích bé nhổ nước kem đánh răng ra sau khi chải răng. Cố gắng đừng sốt ruột nếu bé mất thời gian để làm quen. Hãy kiên trì và đều đặn rèn cho bé thói quen vệ sinh răng miệng tốt.

Không để bé ăn hoặc liếm kem đánh răng từ tuýp. Chọn loại kem đánh răng không vị, không hương hoa quả để bé biết rằng đây không phải đồ ăn. Nuốt một lượng lớn fluor có thể làm hỏng răng, khiến răng có những vệt đen lấm chấm, thậm chí khiến bé bị ốm hoặc tiêu chảy.

Nên đánh răng cho bé như thế nào?

Cố gắng tạo thói quen đánh răng cho bé 2 lần/ngày. Lần đầu vào buổi sáng và lần thứ hai trước khi đi ngủ, sau khi bé uống ly sữa/nước trái cây cuối cùng trong ngày.

Tu A-Z cach cham soc rang mieng cho be

Để bé ngồi trong lòng, mặt đối mặt với bạn. Vị trí này giúp bạn chải răng cho bé dễ dàng hơn. Có thể áp dụng tư thế này cho tới khi bé 2 tuổi.

Chải răng cho bé bằng những động tác nhẹ nhàng, theo vòng tròn. Tập trung vào những khu vực răng và lợi tiếp giáp nhau. Trong thời kỳ mọc răng, lợi của bé sẽ mềm hơn, nên phải hết sức nhẹ nhàng, tránh làm bé đau.

Nếu bé không thích bạn đánh răng cho, hãy để bé tự cầm bàn chải của mình và trợ giúp bé.

Khi nào nên đưa bé đi khám nha sĩ?

Khi bé mọc hết răng sữa, hãy cho bé đi khám nha sĩ lần đầu tiên.

Có thể bảo vệ răng cho bé bằng cách nào nữa không?

Nguyên nhân chính gây sâu răng là đường. Không chỉ là lượng, số lần trẻ ăn hoặc uống thực phẩm có đường trong ngày cũng ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của bé.

Khi bé ăn đồ có đường, bề mặt khoáng chất của răng sẽ bị phá hủy. Răng cần thời gian hồi phục, ít nhất vài giờ đồng hồ. Do đó, chỉ nên ăn đồ ngọt vào bữa ăn, bao gồm trái cây sấy khô, sinh tố, nước ép quả.

Tu A-Z cach cham soc rang mieng cho be
Không uống, ăn đồ có đường nhiều lần trong ngày

Ngoài ra, cần lưu ý:

- Chỉ dùng sữa mẹ, sữa công thức hoặc nước sôi để ấm làm đồ uống cho bé.

- Tránh nước ép, sinh tố trái cây, đồ uống có vị sữa và có ga vốn chứa rất nhiều đường và gây sâu răng.

- Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh cho bé. Khuyến khích bé thưởng thức đồ ăn không cần thêm đường.

- Nếu dùng thực phẩm chế biến sẵn, chọn loại không đường hoặc chất tạo ngọt. Những loại đường khác như lactose, fructose và glucose cũng gây hại cho răng chẳng kém đường thường.

- Nếu bé phải uống thuốc, cũng chọn loại thuốc không đường.

Có nên cho bé bổ sung fluor không?

Điều này không cần thiết. Bạn có thể tham khảo nha sĩ và làm theo chỉ dẫn của họ bởi liều lượng fluor phù hợp cho bé còn dựa trên cả hàm lượng fluor có trong nguồn nước địa phương.

Lưu ý: Không để bé đi ngủ với một bình sữa, nước hoa quả hay nước ngọt trên miệng. Chúng sẽ là nguồn thức ăn lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi trong miệng và gây sâu răng.

 Huyền Nguyễn (Nguồn: Baby Centre)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI