Tết và bánh trung thu có còn là của con trẻ?

17/09/2015 - 13:30

PNO - Tết trung thu, tết của vui vầy cho con trẻ trong sáng đã bị vấy bẩn khi bị biến thành dịp để hối lộ, trả ơn, chạy vạy.

Việt Nam ta do địa hình thiên nhiên, khí hậu tạo ra nếp canh tác sinh hoạt mang đậm bản sắc của nền văn minh lúa nước. Vì thế vào rằm tháng 8 âm lịch thường là lúc kết thúc, thu hoạch vụ mùa sau thời gian dài người nông dân vất vả hai sương một nắng.

Đây cũng là quãng thời gian giữa mùa thu, mùa đẹp nhất trong năm với gió mát, trăng thanh - vầng trăng đêm rằm tháng tám có thể xem là viên mãn, tròn đầy nhất trước khi bước vào giai đoạn khuyết, để chuẩn bị bước vào cuối thu và những ngày đông rét mướt với mưa phùn, gió bấc.

Vì thời tiết và trăng đẹp như thế nên rằm tháng tám cùng với niềm vui mừng vụ mùa thì dân ta còn lấy đó là ngày dành cho sự vui chơi của con trẻ. Nên đêm rằm tháng tám còn được gọi là rằm trung thu, hay là tết trung thu - một trong những ngày tết quan trọng trong năm.

Trong đêm rằm trung thu, người lớn bày cỗ trông trăng cho con, cháu mình. Trung tâm của mâm cỗ là các loại bánh làm từ gạo - sản phẩm của một nông vụ chí kì - như bánh nướng, bánh nếp, bánh gai…nhưng nổi lên và có thể coi là thứ bánh chính đó là bánh dẻo mô phỏng theo hình mặt trăng - vì tinh tú đẹp nhất trong đêm rằm, cá chép - mang ước vọng cho con cháu học hành tấn tới, phương trưởng để đỗ đạt, thành công ra giúp đời.

Cùng với bánh mặt trăng, bánh con cá là các con vật, các loại hoa được gọt, tỉa khéo léo từ trái bưởi, quả đu đủ…Để rằm trung thu vui vẻ tưng bừng hơn người lớn còn làm cho con cháu mình những chiếc đèn ông sao, đèn kéo quân…những chiếc mặt nạ cùng những chiếc trống ếch, những con tò he nặn bằng bột gạo nhuộm phẩm ngũ sắc.

Tet va banh trung thu co con la cua con tre?

Cùng với rước đèn, thời khắc vui nhất trong đêm rằm trung thu là phá cỗ. Người lớn ngồi nhấm nháp miếng bánh, uống chén trà để nhớ lại ký ức tuổi thơ đã qua của mình, ngắm con cháu đang vui chơi, múa hát rước đèn, ăn bánh dưới trăng thanh gió mát. Ở các gia đình có con gái đến tuổi cập kê còn cho con nấu cỗ để khoe tài nội trợ.

Giờ đã ở tuổi thất thập và đang ở giữa phố phường tràn ngập ánh đèn điện, trong những căn nhà ống đặc quánh bê tông nhưng khi rằm trung thu về, nghe tiếng trống ếch xa xôi vọng tới người viết bài này lại chạnh nhớ đến ký ức tươi đẹp, vui vẻ của những tết trung thu khi được rước đèn, nô đùa, phá cỗ. Ngọn lửa bé nhỏ của mẩu nến trong chiếc đèn ông sao vẫn cháy sáng trong tâm hồn, vị bánh dẻo vẫn ngọt nơi đầu lưỡi…Nét mặt bình thản của cha, hiền hậu của mẹ khi chia bánh cho đàn con vẫn hiện chập chờn.

Tet va banh trung thu co con la cua con tre?

Nói như vậy để hiểu rằng tết trung thu mặc dù là tết dành cho con trẻ nhưng lại là biểu hiện đặc trưng nền văn hóa của tổ tiên, dân tộc ta. Ở đó mang đầy đủ ý nghĩa về sự quan tâm săn sóc và nuôi dạy thế hệ tương lai không chỉ ở những điều kiện vật chất mà còn cả sự hình thành nhân cách, tình yêu thương đồng loại.

Chiếc bánh trung thu không chỉ là món ẩm thực tiêu biểu cho đêm rằm trông trăng, phá cỗ mà còn lồng vào đó sự giáo dục sâu xa về tình yêu đối với thiên nhiên, lẽ sống làm người, lòng kính trọng, biết ơn đối với ông bà, tổ tiên, với những bậc sinh thành, ước vọng sống và sự hòa đồng với bè bạn, người thân…

Tet va banh trung thu co con la cua con tre?

Đáng tiếc gần hai thập niên trở lại đây cùng với sự ra đời của nền kinh tế thị trường thì hàng loạt những ngày vui, ngày lễ, ngày hội cổ truyền thanh cao của nước ta đang bị biến tướng méo mó, trong đó tết trung thu và tấm bánh nướng, bánh dẻo tượng trưng cho ngày tết này đạng bị lạm dụng và lợi dụng vượt khỏi ý nghĩa tốt đẹp, trong sáng dành cho tết thiếu nhi.

Cách đây ba, bốn chục năm hoặc xa hơn thì chỉ độ vài ba ngày trước rằm tháng tám thì bánh trung thu mới xuất hiện khiêm tốn cùng những chiếc đèn ông sao, đèn kéo quân, trống ếch, tò he bột xanh đỏ…Gần hai chục năm nay và như năm 2015 này thì cách rằm trung thu gần hai tháng đường phố các đô thị lớn đã mọc ra nhan nhản những quầy bày hàng bán bánh trung thu đủ các loại.

Tet va banh trung thu co con la cua con tre?

Ở Hà Nội, từ các tuyến phố chính của từng khu vực như Giảng Võ, Lê Văn Lương, Nguyễn Chí Thanh, Cầu Giấy, Đồng Xuân, Hàng Bạc, Bà Triệu… rồi quanh hồ Hoàn Kiếm là ràn rạt những quầy bánh trung thu với các biển quảng cáo mời gọi. Bánh bày chật ních trong cửa hàng, bánh bày lấn ra hè phố.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI