Nỗi buồn của “văn hóa vắc-xin”

02/05/2021 - 06:27

PNO - Thậm chí trên các mạng xã hội, thời gian gần đây không ít người quả quyết rằng vắc-xin Pfizer “đẳng cấp hơn” đáng kể so với Moderna - nhưng lý do tại sao?

Có vắc-xin “ngôi sao” dành cho những người có đẳng cấp? Ảnh: The Atlantic
Có vắc-xin “ngôi sao” dành cho những người có đẳng cấp? - Ảnh: The Atlantic

Đề cập đến vấn đề này, tạp chí Mỹ The Atlantic hôm 30/4 có bài viết “Đẳng cấp Pfizer và nỗi buồn của văn hóa vắc-xin”.

Theo tác giả bài viết, cả đẳng cấp Pfizer cũng như văn hóa vắc-xin đều là những hiện tượng có thật và mới hình thành khi cả thế giới tập trung đương đầu với đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, đẳng cấp Pfizer cũng như văn hóa vắc-xin nuôi dưỡng nó đều rất đáng buồn.

Vượt qua những vắc-xin COVID-19 khác tồn tại trên thế giới, vắc-xin của Pfizer - hãng dược đa quốc gia có trụ sở chính tại Hoa Kỳ - đã nổi lên thành loại vắc-xin có đẳng cấp dành cho những người giàu có và sành điệu. Cây viết Twitter nổi tiếng ở New York - Heather Schwedel - gần đây đã trao đổi về “phức cảm ưu việt của Pfizer”. Khi một người nói với cô “một trong những người anh họ của tôi đã tiêm vắc-xin Moderna, cô đã nói:“ Không sao đâu. Chúng ta cần một tầng lớp trung lưu mạnh mẽ”.

Trên Twitter, những người đã tiêm chủng bắt đầu thay đổi tên người dùng để phản ánh danh tính cá nhân mới của mình: Người ta thấy các công chúa Pfizer, các đám bạn Pfizer và các nàng tiên Pfizer (từ mới là Pfairies) và ít nhất một quý bà Pfizer. Jagger Blaec, một người dẫn chương trình podcast 33 tuổi nói với Schwedel: “Pfizer là thứ có sẵn khi tôi đăng ký tiêm chủng, nhưng không phải ngẫu nhiên mà đám tồi tệ tôi biết đều tiêm Pfizer chứ không phải Moderna”.

Tất nhiên, Pfizer đã báo cáo tỷ lệ hiệu quả 95% đối với vắc-xin của mình trong các thử nghiệm lâm sàng, so với 94% của Moderna, và mọi người chỉ đợi ba tuần để tiêm liều Pfizer thứ hai, trong khi Moderna phải đợi đến 4 tuần. Nhưng không ai giải thích nổi “điều kịch tính và vô nghĩa” của tuyên bố “Chúng ta cần một tầng lớp trung lưu mạnh mẽ”.

Trên TikTok, hàng trăm video sử dụng âm thanh nền lời giải thích của một phụ nữ - cô ta nói chậm rãi, giọng đầy khinh thường, giống như một giáo viên mầm non thô lỗ nhất trên Trái đất - “Chỉ những người có đẳng cấp mới được tiêm vắc-xin Pfizer”. Trong một clip khác, một kỹ thuật viên trẻ tuổi của hiệu thuốc nói với người xem rằng một trong những tác dụng phụ của việc tiêm thuốc Pfizer là “cảm giác như sung sức, rất dễ thương! Theo đó, bất kỳ ai tiêm vắc-xin mRNA khác, về mọi mặt, chỉ có thể so sánh với những gì tầm thường, “dân dã”.

Một số người - vốn thích vắc-xin Moderna vì hâm mộ Dolly Parton mà cô ấy đã tài trợ vào năm ngoái - đã lên tiếng phản bác các câu chuyện về vắc-xin “ngôi sao” Pfizer. Thượng nghị sĩ (TNS) Jon Ossoff, người được nhiều người trên mạng đánh giá là một TNS có đẳng cấp, đã tạo ra trang TikTok của riêng mình mô tả cả ba loại vắc-xin có ở Mỹ đều “đẳng cấp” và thú vị như nhau - một thông điệp mạnh mẽ vì sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, sự đồng thuận chung là Pfizer rất ưu tú, và một sự đồng thuận nữa là Pfizer rất thú vị.

Tất nhiên, đúng như Trevor Boffone - tác giả của một cuốn sách sắp ra mắt về văn hóa TikTok - nhận xét, “không ai nghĩ rằng vắc-xin Pfizer có thể khiến bạn trở thành có đẳng cấp, hay chỉ những người có đẳng cấp mới tiêm chủng loại này”.

Hầu hết mọi người đều hiểu như vậy, nhưng những người bạn đại học của tác giả bài báo trên The Atlantic vẫn đổi tên nhóm trò chuyện iMessage của họ thành “Pfizer Gang” (băng Pfizer). Một người bạn - sinh viên kịch của NYU - thổ lộ anh ta chỉ hy vọng được tiêm loại vắc-xin tốt nhất và “Pfizer nghe có vẻ đắt tiền”. Anh ta lý giải, chữ P lặng lẽ trong Pfizer “mang lại cảm giác sang trọng”.

Một chuyên gia về ngôn ngữ học - Anthony Shore - đã cố gắng giải thích điều này. Ông nói, trước hết Pfizer là tên của một người - Charles Pfizer, sinh năm 1824 tại một vương quốc thuộc lãnh thổ nước Đức ngày nay - điều này có thể góp phần vào việc “nghe có vẻ đắt tiền”. Nhiều thương hiệu thời trang cao cấp được đặt theo tên người giống như Pfizer (Fendi, Prada, Kenzo), và nhiều thương hiệu là hai âm tiết, giống như Pfizer (Fendi, Prada, Kenzo). Thứ hai, ông nói, Pfizer là một "từ tuyệt vời" vì các âm F và Z, được các nhà ngôn ngữ học gọi là "phụ âm sát", mang lại “ấn tượng nhanh chóng”. Cũng theo nhà ngôn ngữ học này, Moderna có rất nhiều âm được gọi là “phụ âm tắc” - chữ M, chữ D, chữ N - làm cho từ này có vẻ “chậm chạp và buồn tẻ”.

Hoàng Diệu (theo The Atlantic)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI